MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Vì sao kén người mua?

Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang nợ quá lớn, không có nhà đầu tư nào sẵn sàng tham gia gánh chịu những khoản nợ đó, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhìn nhận.

PGS.TS Trần Đình Thiên
PGS.TS Trần Đình Thiên
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
84 bài viết

Rào cản từ nợ

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được xác định là một trong 3 trục chính của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Theo đó, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ trong 2 năm 2014 - 2015 phải cổ phần hóa được 532 doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, số liệu mới nhất từ Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho thấy, trong năm 2014 cả nước mới sắp xếp được 167 doanh nghiệp trong đó cổ phần hóa 143 doanh nghiệp, là con số rất thấp so với khoảng 200 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trong năm 2014.

Trao đổi với BizLIVE, TS. Lê Đăng Doanh cho biết, muốn cổ phần hóa phải giải quyết hàng loạt vấn đề trong đó vấn đề đầu tiên là nợ của các doanh nghiệp.

Theo ông Doanh, nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa đang mắc nợ lớn do đó cần có kế hoạch xử lý nợ rõ ràng vì không có nhà đầu tư nào sẵn sàng tham gia gánh chịu nợ giúp những người đã gây ra khoản nợ đó.

Ngoài ra, cơ chế chính sách cổ phần hóa còn nhiều bất cập, tỷ lệ cổ phần hóa thấp như trường hợp cổ phần hóa Vietnam Airlines chỉ thu hút được đối tác là ngân hàng trong nước, chưa có sự tham gia của đối tác nước ngoài.

“Chính phủ có cho biết sẽ cổ phần hóa, bán 100% cổ phần cho các nhà đầu tư thì chúng ta phải tạo khung pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia”, ông Doanh nêu quan điểm.

Ông Doanh cho rằng, đối tác nước ngoài sẽ không bỏ vốn vào các doanh nghiệp thuộc tập đoàn nhà nước do nhà nước nắm quyền chi phối. Vì vậy cần làm rõ quy chế, tỷ lệ cổ phần hóa tập đoàn để có sự dân chủ, tiến tới cổ phần hóa đổi mới về công nghệ, quản trị, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Cũng theo ông Doanh, liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai cũng cần được xem xét lại. Cụ thể như trường hợp cổ phần hóa Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa qua một số công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản lại quan tâm do quy định hiện nay quỹ đất được thuê với giá thấp trong vòng 50 năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phía đối tác sử dụng đất vào việc khác.

Đặc biệt, ông Doanh nhấn mạnh về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp.

Ông Doanh phân tích, một loạt doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành, bổ nhiệm con cái, những người liên quan vào các vị trí lãnh đạo nên nếu cổ phần hóa sẽ phải sắp xếp lại hệ thống “con ông cháu cha”.

Tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài 

Trước thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, khu vực doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, đang xập xệ nên nếu bán giá sẽ rất rẻ và không có người mua.

“Để không thua lỗ, bán giá cao sẽ không có người mua, hầu như không bán được và mục tiêu cổ phần hóa không đạt được nên việc cổ phần hóa cần cởi mở, tích cực, tạo điều kiện cho người nước ngoài tham gia”, ông Thiên nói.

Tuy nhiên, ông Thiên cũng lưu ý, Chính phủ nên có những tính toán với từng loại doanh nghiệp để có chính sách khuyến khích những doanh nghiệp Việt Nam mua những phần tài sản tích cực hơn, tiếp cận nguồn lực có sẵn để khu vực tư nhân lớn lên, phần nội lực vẫn đảm bảo.

“Điều kiện hiện nay có nhiều vấn đề nan giải giữa việc muốn bán được nhiều và muốn lực lượng nước ngoài chi phối có mức độ nền kinh tế Việt Nam là điểm phải cân nhắc thêm”, ông Thiên nhấn mạnh.

Cuối cùng, ông Thiên kết luận, nền kinh tế Việt Nam, phần người Việt Nam khống chế phải có mức độ nào đó nếu không bị nước ngoài nắm cả hoặc nắm phần chi phối sẽ tạo ra những hệ lụy không tốt.

Theo NGUYỄN THẢO

PV

Diễn đàn đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên