Cổ phiếu ngân hàng có “biến”?
Phiên giao dịch đầu tiên của tuần cuối cùng năm âm lịch, giao dịch khá ảm đạm, dòng tiền rụt rè. Điểm nổi bật đáng chú ý là giao dịch thỏa thuận của khối ngân hàng khá mạnh.
- 09-02-2015Ngày 09/02, khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong hơn 5 tháng
- 08-02-2015Chứng khoán tuần qua: Vòng hai của cổ phiếu ngân hàng?
- 06-02-2015Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nổi sóng, thị trường tăng mạnh cuối phiên
Thỏa thuận CP Eximbank gây chú ý
Trái ngược với nhà đầu tư nội với tâm lý nghỉ Tết sớm thì khối ngoại lại mạnh tay đổ tiền vào thị trường. Phiên giao dịch đầu tuần đã kết thúc trong sự giảm điểm của hai chỉ số. VN-Index giảm 0,58 điểm, về 573,55 điểm còn HNX-Index giảm 0,54 điểm, đạt 83,33 điểm. Dù vậy, giao dịch thỏa thuận lại gây sự chú ý trong toàn phiên với hơn 23 triệu cổ phiếu đã được các chủ nhân tự thỏa thuận với nhau. Trong đó số cổ phiếu ngân hàng được sang tay chiếm đa số với gần 16 triệu cổ phiếu.
Mặc dù liên tục đóng cửa ở mức tham chiếu 6.800 đồng/cổ phiếu nhưng NVB của Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã được chuyển nhượng hơn 13,5 triệu cổ phiếu trong phiên với giá 7.000 đồng/cổ phiếu, đạt giá trị 95 tỷ đồng.
EIB của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EximBank) tiếp tục tạo thu hút sự chú ý của nhà đầu tư khi được thỏa thuận 2,56 triệu cổ phiếu, đạt giá trị 31,95 tỷ đồng. Đây là phiên thứ tư liên tiếp EIB được thỏa thuận trên 2 triệu cổ phiếu. Tính toán cho thấy từ đầu năm 2015 đến nay, EIB đã có 12 phiên thỏa thuận với khối lượng đạt hơn 112 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 9% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của EIB.
Sau NVB, EIB thì nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là tâm điểm của thị trường với khối lượng giao dịch “khủng” của các mã CTG khớp lệnh hơn 3,18 triệu cổ phiếu, BID hơn 4,5 triệu cổ phiếu, VCB hơn 1 triệu cổ phiếu và MBB hơn 2 triệu cổ phiếu... Nhóm này tiếp tục là nhân tố hỗ trợ tích cực cho thị trường trong bối cảnh diễn biến giao dịch không có nhiều chuyển biến mới trong những phiên trước Tết Nguyên đán. Không chỉ vậy, khối lượng giao dịch lớn của nhóm ngân hàng còn có sự đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài khác so với những phiên trước. Họ đã mua hàng trăm nghìn cổ phiếu các mã BID, CTG, VCB.
Khối ngoại mạnh tay gom CP ngân hàng, BĐS
Theo phân tích của Công ty chứng khoán FPT (FPTS), tâm lý nghỉ Tết sớm đã hạn chế phần nào sự sôi động của thị trường. Nhà đầu tư khá cân nhắc khi đổ tiền vào thị trường và cổ phiếu có sự phân hóa mạnh. Điểm nổi bật trong các giao dịch là các cổ phiếu ngân hàng không còn giữ được mức tăng mạnh của phiên cuối tuần trước trước áp lực điều chỉnh.
Dòng tiền đang cho thấy sự rụt rè vì thanh khoản đang giảm dần với tâm lý “lên là bán” nhằm chốt lời của nhà đầu tư nội. Nhiều chuyên gia đều có chung nhận định rằng giao dịch sẽ èo uột và tiền vào dự báo sẽ sụt giảm trong tuần giao dịch cuối cùng trước Tết này. Bên cạnh đó tâm lý bị ảnh hưởng của nhà đầu tư bởi Thông tư 36 đã có hiệu lực.
Trong bối cảnh đó khối ngoại lại mạnh tay đổ tiền mua cổ phiếu. Một nhà đầu tư ngập ngừng rằng phải chăng có “biến” khi mà nhiều mã vẫn giảm mà nhà đầu tư ngoại lại gom mạnh cổ phiếu bất động sản và ngân hàng.
Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Công ty chứng khoán Maybank Kimeng nhận định, mức giảm của hai chỉ số đều phản ánh khá rõ áp lực chốt hàng của một bộ phận nhà đầu tư nhằm hạn chế rủi ro trước thời gian nghỉ kéo dài sắp tới. Khối ngoại được nhìn nhận là điểm sáng đáng chú ý nhất trong phiên khi mua ròng mạnh tay. Sự chủ động của họ trong giao dịch cũng là điều tích cực cho thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng 9/2, điểm nhấn đáng chú ý là hành động của khối ngoại. Sáng nay, khối ngoại đã giải ngân khá mạnh vào nhiều cổ phiếu ngân hàng và bất động sản. Cổ phiếu ngân hàng đang giữ vai trò chi phối tâm lý giao dịch. Dường như các nhà đầu tư cứ phải dõi theo sự tăng giảm của BID, CTG, VCB để ra quyết định hành động, ngay cả khi họ không nắm giữ những cổ phiếu này, hay nói cách khác các cổ phiếu ngân hàng vẫn giữ vai trò chi phối trong diễn biến của VN-Index tuần qua.
>>>[Trước giờ giao dịch 10/02] Một loạt động thái liên quan đến khối ngoại
Theo Phương Lam