MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu ngân hàng lặng sóng chờ 02?

Trái ngược với sự hứng khởi của thị trường, CP ngân hàng gần như không biến động nhiều trong đợt sóng vừa qua.

Bước vào năm 2014, đã có nhiều dự báo khả quan về nền kinh tế, các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà nước sẽ bắt đầu triển khai các dự án quy mô lớn. Do đó, các ngân hàng lớn có tiềm lực tài chính mạnh, với cơ sở khách là những đối tượng doanh nghiệp này, sẽ là đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng tín dụng năm 2014.

Mặc dù vậy, theo phân tích của các chuyên gia, các ngân hàng vẫn gặp nhiều áp lực trong việc tìm kiếm lợi nhuận do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một yếu tố gây quan ngại nhất đối với nhóm CP ngân hàng là Thông tư 02 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ 1-6. Theo đó, chi phí dự phòng có thể tăng cao do việc áp dụng những quy chuẩn cao hơn về phân loại nợ cũng như yêu cầu trích lập dự phòng để sát hơn với xu hướng quốc tế thông qua Thông tư 02.

Cho dù một số quy định của thông tư này có thể sẽ được NHNN xem xét nới lỏng để phù hợp hơn với diễn biến thực tế, nhằm giảm cú sốc về nợ xấu cũng như lợi nhuận của ngành ngân hàng, nhưng sự thận trọng của NĐT với quy định mới này vẫn còn rất lớn.

Bởi theo dự báo, Thông tư 02 có thể mang đến nhiều bất ngờ về con số nợ xấu cũng như mức chi phí dự phòng mà các ngân hàng phải trích lập. Do vậy, kết quả hoạt động của ngành ngân hàng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết vấn đề nợ xấu của VAMC.

Từ thực tế này, kỳ vọng về sự hồi phục mạnh của ngành ngân hàng là không nhiều và đây cũng là yếu tố khiến cho nhóm CP ngân hàng đi ngang trong thời gian dài. Theo thống kê, năm 2013, CP ngành ngân hàng giao dịch khá trầm lắng và chỉ tăng 12,8% trong khi VN Index tăng 22%.

Điều nghịch lý là có không ít ngân hàng đã có sự cải thiện đáng kể về kết quả kinh doanh hoặc duy trì tăng trưởng ổn định đáng kể như: VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam), MBB (Ngân hàng TMCP Quân đội), CTG (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam).

Thậm chí, dù ghi nhận được kết quả kinh doanh khá ấn tượng, nhưng mã của BID (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam), từ mức giá chào sàn 18.700 đồng/CP trong phiên giao dịch chào sàn ngày 24-1, đến nay BID giảm chỉ còn 16.600 đồng/CP.

Mã CP ngân hàng có sóng mạnh nhất tính đến thời điểm hiện nay là STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín). Tuy nhiên, việc tăng giá của mã này không đến từ sự kỳ vọng về kết quả kinh doanh khả quan mà đến từ thông tin sát nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam vào STB.

Theo Hải Hồ

thanhhuong

Sài Gòn Đầu tư tài chính

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên