Cuối năm 2014, Vietnam Airlines sẽ chuyển sang công ty cổ phần
Với khoảng 383 triệu cổ phiếu dự kiến được đưa ra đấu giá trong đợt IPO tới đây, VNA kỳ vọng sẽ thu được 200 triệu USD.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Viết Thanh, chủ tịch HĐTV Tổng công ty Hàng không VN (VNA), cho biết doanh nghiệp này đã triển khai các bước trong kế hoạch IPO công ty mẹ sớm hơn tiến độ nhưng do phải hoàn chỉnh một số điểm theo kết luận của kiểm toán nhà nước nên dự kiến chậm nhất sẽ IPO vào cuối quý 2-2014.
Theo ông Thanh, với khoảng 383 triệu cổ phiếu dự kiến được đưa ra đấu giá trong đợt IPO tới đây, VNA kỳ vọng sẽ thu được 200 triệu USD. Tuy nhiên đây chỉ là con số dự tính. Sau khi trình Chính phủ phê duyệt giá trị doanh nghiệp, VNA mới có thể công bố tổng giá trị vốn kỳ vọng tối thiểu trong lần IPO này là bao nhiêu.
“Nếu theo đúng tiến độ, quá trình chuyển đổi mô hình doanh nghiệp từ Tổng công ty Hàng không VN (công ty mẹ) thành công ty cổ phần sẽ kết thúc trước 31-12-2014” - ông Thanh nói.
Theo chủ trương của Chính phủ, trong giai đoạn 1, Nhà nước giữ 70-75% tại VNA (công ty mẹ), còn lại bán ra cho nhà đầu tư chiến lược và công chúng. Việc giảm tỉ lệ vốn Nhà nước tại VNA sau giai đoạn I sẽ căn cứ vào tình hình thực tế. Về nhà đầu tư chiến lược, ông Thanh cho biết không loại trừ bất cứ thành phần nhà đầu tư nào.
Tuy nhiên, VNA sẽ ưu tiên cho các hãng hàng không có mạng đường bay, sản phẩm và công nghệ phù hợp, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho VNA sau CPH. Ngoài ra cũng sẽ ưu tiên đến các cổ đông chiến lược là các định chế, tổ chức tài chính khác.
Theo ông Thanh, với khoảng 383 triệu cổ phiếu dự kiến được đưa ra đấu giá trong đợt IPO tới đây, VNA kỳ vọng sẽ thu được 200 triệu USD. Tuy nhiên đây chỉ là con số dự tính. Sau khi trình Chính phủ phê duyệt giá trị doanh nghiệp, VNA mới có thể công bố tổng giá trị vốn kỳ vọng tối thiểu trong lần IPO này là bao nhiêu.
“Nếu theo đúng tiến độ, quá trình chuyển đổi mô hình doanh nghiệp từ Tổng công ty Hàng không VN (công ty mẹ) thành công ty cổ phần sẽ kết thúc trước 31-12-2014” - ông Thanh nói.
Theo chủ trương của Chính phủ, trong giai đoạn 1, Nhà nước giữ 70-75% tại VNA (công ty mẹ), còn lại bán ra cho nhà đầu tư chiến lược và công chúng. Việc giảm tỉ lệ vốn Nhà nước tại VNA sau giai đoạn I sẽ căn cứ vào tình hình thực tế. Về nhà đầu tư chiến lược, ông Thanh cho biết không loại trừ bất cứ thành phần nhà đầu tư nào.
Tuy nhiên, VNA sẽ ưu tiên cho các hãng hàng không có mạng đường bay, sản phẩm và công nghệ phù hợp, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho VNA sau CPH. Ngoài ra cũng sẽ ưu tiên đến các cổ đông chiến lược là các định chế, tổ chức tài chính khác.
Theo Lê Nam