ĐHCĐ thường niên PHS: "Nóng" vấn đề cổ tức sau 3 năm liền không chia
Một cổ đông đặt câu hỏi, liệu PHS có nghĩ đến kênh đầu tư kinh doanh khác để tạo lợi nhuận, có thể chia một phần nhỏ cho cổ đông?
Sáng 23/4/2012, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đã tổ chức ĐHCĐ thường niên 2013 với sự tham gia của 22 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 29,7 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 85,57% số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty.
ĐHCĐ đã thông qua kết quả kinh doanh năm 2012 và kế hoạch năm 2013. Dự đoán năm 2013 vẫn là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, kế hoạch đề ra của PHS trong năm tới tương đối thận trọng. HĐQT và BKS công ty quyết định không nhận thù lao năm 2013 và lương của Tổng giám đốc sẽ giảm từ 1,8 tỷ đồng xuống còn 1,35 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu thực hiện và kế hoạch cụ thể như sau:
Năm 2013, PHS sẽ ưu tiên thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn tài chính và kiểm soát nội bộ chặt chẽ, đồng thời xác định kế hoạch hành động chi tiết cho hoạt động của mỗi phòng ban. Thị phần môi giới bình quân năm 2013 được đề ra 1,6%, tăng gần 74% so với thị phần 0,92% năm vừa qua.
Có khá nhiều chất vấn của cổ đông liên quan đến tình hình hoạt động của công ty năm 2012 và yêu cầu ban điều hành chỉ rõ hơn về phương hướng, kế hoạch hoạt động năm 2013 đưa công ty thoát lỗ.
Về khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi năm 2012 với 44 tỷ đồng, trước câu hỏi của cổ đông, liệu có được hoàn nhập để giảm gánh nặng tài chính, tăng thu nhập của PHS trong năm tới hay không, đại diện PHS không có bất kỳ khẳng định cụ thể nào. PHS cho biết nếu tình hình tốt hơn, PHS sẽ hoàn nhập để giảm chi phí, ngược lại, không những công ty không thể hoàn nhập, mà còn có thể phải trích lập thêm để dự phòng rủi ro.
Năm 2012, các chi nhánh, phòng giao dịch kém hiệu quả như Chi nhánh Cần Thơ, Tân Bình, Đà Nẵng,... đã bị đóng cửa. Việc tiết giảm chi phí vẫn không dừng lại ở đó. Bên cạnh việc giảm lương cơ bản của TGĐ, PHS chủ trương cắt giảm chi phí thuê, ở, đi lại,... mục đích phục vụ cho chuyên gia nước ngoài, đồng thời tái cơ cấu đội ngũ môi giới, quản lý công ty...
Về phương án sử dụng lượng tiền mặt 171 tỷ đồng, có ý kiến cổ đông cho rằng chỉ cần đem gửi ngân hàng với lãi suất dài hạn 10%/năm thì mỗi năm công ty đã có được 17 tỷ đồng doanh thu.
Tuy nhiên, PHS cho biết, trong 171 tỷ đồng tiền mặt thì 50 tỷ đồng là tiền gửi đầu tư của khách hàng, 60 tỷ đồng dự kiến sẽ gửi kỳ hạn với lãi suất 11 - 12%/năm, 60 tỷ đồng còn lại để cung cấp dịch vụ margin cho khách hàng đầu tư chứng khoán vì lãi suất cho vay ký quỹ cao hơn lãi suất tiền gửi.
Vấn đề cổ tức được hầu hết các cổ đông quan tâm. Trong 3 năm trở lại đây, cổ đông của PHS không nhận được một đồng cổ tức nào từ công ty. Một cổ đông đặt câu hỏi, liệu PHS có nghĩ đến kênh đầu tư kinh doanh khác để tạo lợi nhuận, có thể chia một phần nhỏ cho cổ đông?
Trả lời vấn đề này, đại diện PHS không có một cam kết cụ thể nào về việc chi trả cổ tức, cũng không đề cập đến "kênh đầu tư kinh doanh khác" - mà cho rằng với nỗ lực hết mình của PHS trong năm vừa qua và những năm tới, công ty cho rằng sẽ có lợi nhuận để chia cổ tức cho nhà đầu tư trong tương lai.
ĐHCĐ đã thông qua kết quả kinh doanh năm 2012 và kế hoạch năm 2013. Dự đoán năm 2013 vẫn là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, kế hoạch đề ra của PHS trong năm tới tương đối thận trọng. HĐQT và BKS công ty quyết định không nhận thù lao năm 2013 và lương của Tổng giám đốc sẽ giảm từ 1,8 tỷ đồng xuống còn 1,35 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu thực hiện và kế hoạch cụ thể như sau:
Năm 2013, PHS sẽ ưu tiên thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn tài chính và kiểm soát nội bộ chặt chẽ, đồng thời xác định kế hoạch hành động chi tiết cho hoạt động của mỗi phòng ban. Thị phần môi giới bình quân năm 2013 được đề ra 1,6%, tăng gần 74% so với thị phần 0,92% năm vừa qua.
Có khá nhiều chất vấn của cổ đông liên quan đến tình hình hoạt động của công ty năm 2012 và yêu cầu ban điều hành chỉ rõ hơn về phương hướng, kế hoạch hoạt động năm 2013 đưa công ty thoát lỗ.
Về khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi năm 2012 với 44 tỷ đồng, trước câu hỏi của cổ đông, liệu có được hoàn nhập để giảm gánh nặng tài chính, tăng thu nhập của PHS trong năm tới hay không, đại diện PHS không có bất kỳ khẳng định cụ thể nào. PHS cho biết nếu tình hình tốt hơn, PHS sẽ hoàn nhập để giảm chi phí, ngược lại, không những công ty không thể hoàn nhập, mà còn có thể phải trích lập thêm để dự phòng rủi ro.
Năm 2012, các chi nhánh, phòng giao dịch kém hiệu quả như Chi nhánh Cần Thơ, Tân Bình, Đà Nẵng,... đã bị đóng cửa. Việc tiết giảm chi phí vẫn không dừng lại ở đó. Bên cạnh việc giảm lương cơ bản của TGĐ, PHS chủ trương cắt giảm chi phí thuê, ở, đi lại,... mục đích phục vụ cho chuyên gia nước ngoài, đồng thời tái cơ cấu đội ngũ môi giới, quản lý công ty...
Về phương án sử dụng lượng tiền mặt 171 tỷ đồng, có ý kiến cổ đông cho rằng chỉ cần đem gửi ngân hàng với lãi suất dài hạn 10%/năm thì mỗi năm công ty đã có được 17 tỷ đồng doanh thu.
Tuy nhiên, PHS cho biết, trong 171 tỷ đồng tiền mặt thì 50 tỷ đồng là tiền gửi đầu tư của khách hàng, 60 tỷ đồng dự kiến sẽ gửi kỳ hạn với lãi suất 11 - 12%/năm, 60 tỷ đồng còn lại để cung cấp dịch vụ margin cho khách hàng đầu tư chứng khoán vì lãi suất cho vay ký quỹ cao hơn lãi suất tiền gửi.
Vấn đề cổ tức được hầu hết các cổ đông quan tâm. Trong 3 năm trở lại đây, cổ đông của PHS không nhận được một đồng cổ tức nào từ công ty. Một cổ đông đặt câu hỏi, liệu PHS có nghĩ đến kênh đầu tư kinh doanh khác để tạo lợi nhuận, có thể chia một phần nhỏ cho cổ đông?
Trả lời vấn đề này, đại diện PHS không có một cam kết cụ thể nào về việc chi trả cổ tức, cũng không đề cập đến "kênh đầu tư kinh doanh khác" - mà cho rằng với nỗ lực hết mình của PHS trong năm vừa qua và những năm tới, công ty cho rằng sẽ có lợi nhuận để chia cổ tức cho nhà đầu tư trong tương lai.
Minh Thư
Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
Từ Khóa: