MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đóng cửa phiên 3/4: HNX-Index tăng hơn 3%, 15/26 cổ phiếu chứng khoán tăng trần

HBB dư mua trần 1 triệu cổ phiếu. VN-Index tăng hơn 4 điểm lên 445 điểm. Tuy nhiên thanh khoản giảm mạnh trên hai sàn. GTGD sàn HoSe dưới 1.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngành chứng khoán bất ngờ tăng trần đồng loạt trong ngày thứ 3 áp dụng Thông tư 226. Việc phân loại CTCK theo tỷ lệ khả dụng/tổng rủi ro sẽ đào thải dần các CTCK yếu kém và “dành đất” cho các CTCK mạnh. Thực tế miếng bánh thị phần môi giới sẽ không “nở” to ra, vì trước đó thị phần môi giới cũng chỉ tập trung vào 10 CTCK lớn. Việc áp dụng Thông tư 226 thực chất sẽ làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư, và ngăn chặn các CTCK không được “làm bậy” vì thường xuyên bị kiểm tra gắt gao.

Dù sao, thanh khoản mỗi ngày duy trì trên 1.000 tỷ mỗi sàn sẽ khiến các CTCK có nguồn thu ổn định.

Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay, 24/26 cổ phiếu chứng khoán tăng giá (trừ SME không được giao dịch và SVS giảm 4%), trong đó có 15 cổ phiếu tăng trần. Lực mua VND hôm nay khá mạnh, đẩy cổ phiếu này lên giá trần 11.000 đồng/cp, khớp lệnh hơn 4 triệu đơn vị. Đã có lúc dư mua trần của VND gần hết, nhưng ngay sau đó lệnh mua hơn 400 nghìn giá trần khiến cho đà tăng của VND sáng nay khá vững, và khiến cho những nhà đầu cơ nào thích “short sell” phải run tay.



Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán như VND, KLS, BVS, SHS..tăng trần khiến HNX-Index sáng nay tăng 3,17% lên 74,49 điểm.

Trong khi đó, bên sàn HoSe, SSI tăng trần trở lại cùng với hàng loạt bluechips trong VN30 đã khiến VN-Index cuối phiên tăng hơn 4 điểm lên 445,77 điểm. Thanh khoản phiên này giảm mạnh xuống gần 60 triệu cp, tương đương 830 tỷ đồng, thấp nhất trong 2 tuần qua.

Trong nhóm VN30, REE, SSI và PVF sáng nay được mua mạnh, cuối phiên không còn dư bán, QCG chạm giá trần 10.600 đồng/cp; VSH, DIG, HAG chỉ còn dư bán giá trần. CTG tăng 700 đồng, EIB tăng 200 đồng, MSN tăng 2.000 đồng, VIC tăng 1.000 đồng song BVH lại giảm 1.000 đồng/cp.

MBB sáng nay bất ngờ tăng trần, lên 15.200 đồng/cp, khớp lệnh hơn 4,5 triệu đơn vị. Nhóm cổ phiếu chứng khoán sàn HoSE như HCM, AGR, SBS tăng trần đồng loạt. 


Tại nhóm penny, VNE có lúc chạm giá sàn 5.300 đồng/cp tuy nhiên cuối phiên tăng 100 đồng, cuối phiên chỉ còn dư bán giá trần, CSG tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp, một số mã tăng trần có DIC, SAM, LSS, TNT…

Bên sàn Hà Nội, HBB sáng nay dư mua trần 1 triệu cổ phiếu, PVX, PVA, VCG…tăng trần đồng loạt. SHN khớp lệnh hơn 136 nghìn cp song cuối phiên vẫn còn dư bán sàn hơn 6,5 triệu cp, VSP dư bán sàn 625 nghìn cp.

------------

VN-Index đóng cửa cuối giờ sáng ngờ tăng 4,23 điểm lên 445,26 điểm (+0,96%), HNX-Index cũng tăng 2,48% (tăng 1,79 điểm) lên gần 74 điểm. Đóng góp lớn nhất vào đà tăng của hai sàn là nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Trong tổng số 27 cổ phiếu chứng khoán niêm yết trên hai sàn, cuối giờ sáng nay có 15 mã tăng trần, duy nhất SVS giảm giá, TAS, SME, HBS đứng giá còn lại đều tăng điểm. Lực mua mạnh và quyết liệt đã kéo SSI từ giá tham chiếu 18.400 đồng/cp lên giá trần 19.300 đồng/cp, dư mua trần cuối giờ sáng hơn 200 nghìn đơn vị, HCM được khối ngoại mua vào hơn 100 nghìn cp, cuối phiên sáng cũng tăng trần lên 19.000 đồng/cp; AGR chỉ còn dư bán giá trần. Bên sàn Hà Nội, VND, KLS, BVS cuối phiên đều không có dư bán, APS, AVS, HPC, PSI, SHS đều tăng trần hàng loạt.
 
 
Trong nhóm Vn30, BVH, CII, VIC giảm 500 đồng, PNJ, PVD giảm 200 đồng còn lại các mã khác đều tăng điểm. STB đứng giá 23.200 đồng/cp, REE, PVF, GMD, OGC, VSH đều tăng trần, trong đó REE giao dịch nhiều nhất trong nhóm VN30 với hơn 2,7 triệu cổ phiếu khớp lệnh. MSN, SJS, HAG tăng 1.000 đồng/cp.
 

Đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, MBB cuối phiên sáng tăng 600 đồng và chỉ còn dư bán giá trần 15.200 đồng/cp, VCB tăng 200 đồng, CTG tăng 600 đồng, EIB tăng 300 đồng trong khi HBB cuối phiên sáng khớp lệnh gần 8 triệu cổ phiếu, dư mua trần hơn 330 nghìn đơn vị, SHB tăng 600 đồng/cp…

Tại nhóm penny, SBS có thời điểm bị bán xuống giá sàn 5.700 đồng/cp, tuy nhiên cuối giờ sáng mã này lại được đẩy lên giá trần 6.300 đồng, tuy nhiên vẫn còn dư bán hơn 400 nghìn đơn vị; VSG sau 3 phiên tăng trần liên tiếp, sáng nay tiếp tục tăng trần lên 8.200 đồng/cp song vẫn có dư bán hơn 200 nghìn cp; một số penny và midcao được mua mạnh phiên này là SAM (dư mua trần 300 nghìn cp), KSS, PVT, PXS, PXL, TNC…

Bên sàn hà Nội, SHN dư bán sàn 7 triệu cp, VSP dư bán sàn 600 nghìn cp, VCG, VIG, tăng trần đồng loạt. Chốt phiên sáng có 169 mã tăng giá trên sàn Hà Nội trong đó có 38 mã tăng trần.
 
Thanh khoản hai sàn giảm mạnh trong phiên sáng, sàn HoSE đạt 38 triệu cp, tương đương 492 tỷ đồng, sàn Hà Nội đạt 44,8 triệu cp, tương đương 414 tỷ đồng.
 
 
 
--------------------------------------------------
 
 
VN-Index khép lại quý 1 với mức tăng 25,4%, chốt ở mốc 441 điểm, HNX-Index tăng 23%, chốt ở mốc 72,2 điểm. Thanh khoản thị trường trong tháng 3 tăng gấp đôi tháng 2 và tăng gấp 3 tháng 1/2012, bình quân giao dịch mỗi phiên trên 1.000 tỷ mỗi sàn.

Mở đầu phiên giao dịch của quý 2, HNX-Index tăng điểm ngay từ đầu phiên, mặc dù mức tăng khá khiêm tốn. HNX-Index tại thời điểm 9h13 tăng 0,49 điểm lên 72,68 điểm. Lúc này HBB tăng 100 đồng, nhóm cổ phiếu chứng khoán vốn hóa lớn như VND, KLS, BVS đều tăng 200 đồng, SHN sau 10 phiên giảm sàn liên tiếp, phiên này tiếp tục dư bán sàn hơn 7 triệu đơn vị.

Bên sàn HoSE, đầu phiên VN-Index giảm nhẹ 0,08 điểm xuống 440,95 điểm. KLGD đợt 1 giảm mạnh xuống 1,77 triệu cp, tương đương hơn 22 tỷ đồng. Tuy nhiên ngay sau đó VN-Index tăng nhẹ trở lại khi một nhóm bluechips thuộc VN30 tăng nhẹ.
 

Cụ thể, EIB, KDH, REE, SSI, HAG, ITA tăng nhẹ 100 đồng, VSH tiến sát giá trần, có 5/30 mã giảm giá là VIC (giảm 500 đồng), PVD (giảm 300 đồng,), STB, DIG, HVG (giảm 200 đồng) còn lại các mã khá đứng giá.

Thị trường đang rơi vào trạng thái khá ảm đạm, giao dịch chậm, biên độ dao động của các cổ phiếu không lớn.

Tại nhóm penny lúc này, NVT dư bán sàn hơn 1,3 triệu cp, TNT dư bán sàn 500 nghìn cp, SAM tăng 100 đồng, VNE chỉ còn dư mua giá sàn.

Một số mã tăng trần là BTP, C47, CSG…nhìn chung sức mua giảm mạnh trên cả hai sàn.

Hôm nay là ngày thông tư 226 về các chỉ tiêu an toàn tài chính áp dụng cho các CTCK chính thức được áp dụng. Theo đó, các CTCK yếu kém, có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế trên 50% vốn điều lệ sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và áp dụng các biện pháp như rút bớt nghiệp vụ hoặc cho giải thể phá sản.

9h34, thị trường đang có dấu hiệu hồi phục trở lại.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên