MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dragon Capital nói “Masan năm qua không thể hiện tốt"

Nhận định về việc đầu tư tại Việt Nam, Giám đốc đầu tư Dragon Capital - ông Bill Stoops nói Hòa Phát là loại cổ phiếu tốt, Đạm Phú Mỹ rất được ưa thích.

Chỉ có Masan Group năm qua không thể hiện tốt nhưng lợi nhuận ròng có thể tăng đến 150% trong năm nay.

Đánh giá Dragon Capital là đơn vị đầu tư chứng khoán tư nhân lớn nhất Việt Nam, phóng viên của Forbes chuyên viết về thị trường châu Á đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với ông Bill Stoops, Giám đốc đầu tư Dragon Capital về quan điểm đối với các cơ hội tại thị trường Việt Nam.

Rút bớt vốn tại Vinamilk không có nghĩa là… hết thích

Các quỹ dẫn đầu của Dragon Capital hiện nay là VEIL và VGF với giá trị tài sản lần lượt 477 và 265 triệu USD. Trong đó, Vinamilk nắm giữ lượng đầu tư lớn nhất.

Vinamilk sẽ vẫn là đối tượng đầu tư lớn của chúng tôi nhưng gần đây con số đã giảm. Việc chúng tôi bán ra một lượng cổ phiếu Vinamilk sau khi giữ chúng 10 năm và đạt nhiều lợi nhuận không nên được hiểu là chúng tôi không thích nó nữa. Mà là chúng tôi đang bắt đầu phát triển chiến lược rủi ro tập trung nên đã bán 1/3 số cổ phiếu nắm giữ”.

Ông Stoops cũng bình luận về một số khoản đầu tư điển hình khác của Dragon Capital.
Cụ thể, “Hòa Phát Group sẽ tiếp tục gặt hái được mức tăng trưởng lợi nhuận tuyệt vời trong năm tới. Chỉ số PER sẽ tăng khoảng 6 lần còn lợi tức sẽ tăng khoảng 5-6%. Đây rõ ràng là một cổ phiếu tốt.

Công ty Đạm Phú Mỹ cũng là một đối tượng ưa thích của chúng tôi. Chỉ số PER cũng tăng khoảng 5-6 lần còn lợi tức có thể tăng 10%. Vẫn còn nhiều cổ phiếu tương tự thế tại Việt Nam.
Masan Group trong năm qua không thể hiện tốt. Họ được đánh giá khá co cụm dựa trên quan điểm mình đang thành công với thị trường thực phẩm và nước giải khát. Trong những nam qua họ đã phát triển được 80% thị phần với mặt hàng nước tương và nước mắm, cũng như một thị phần đáng kể trong mặt hàng mỹ cao cấp lẫn phổ thông.

Từ đầu năm 2013, Masan bắt đầu phát triển sản phẩm mới và họ phải chi khá nhiều cho quảng cáo và phát triển trong khi chưa có lợi nhuận. Đánh giá mỗi quý vừa rồi của họ không tốt và thể hiện của chúng qua các chỉ số là khá bằng phẳng.

Tuy nhiên trong năm 2014, tôi nghĩ Masan sẽ lấy lại đà phát triển. Họ sẽ bắt đầu gặt hái nguồn thu từ các sản phẩm mới trong các thị trường như mỳ ăn liền, nước đóng chai, cà phê rang… Lợi nhuận ròng có thể tăng khoảng 150%”.

Trong phần hai của buổi phỏng vấn với phóng viên Forbes, ông Stoops đã chia sẻ dự đoán của mình về thị trường Việt Nam năm tới.

Chỉ khi nào nợ xấu được giải quyết

”VGF vẫn đang chờ thời điểm thích hợp để đầu tư vào ngân hàng, bất động sản và môi giới. Chúng tôi đã tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang phục hồi. Ở phân khúc thu nhập trung bình, căn hộ bán ở TP.HCM đã tăng nhiều kể từ giữa năm 2012.

Đối với khu vực ngân hàng, khi cảm nhận được rằng vấn đề nợ xấu được giải quyết, chúng tôi sẽ tham gia. VEIL đã có 8% cổ phần của ACB".

"Chúng tôi ước tính được khoản nợ (nợ xấu của các ngân hàng) lên đến 25 tỉ USD. Nếu không thể giải quyết sẽ không có tăng trưởng tín dụng mới. Điều này đồng nghĩa với GDP giảm".

Ông Stoop cũng được hỏi liệu ông có lo ngại cạnh tranh từ các nước khác khi việc làm sản xuất cấp thấp đang chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc tới các thị trường rẻ hơn.

“Việt Nam có nhiều người trẻ thỏa mãn tốt các yêu cầu cơ bản về đọc, viết và số học và do đó mức lương khá thấp. Đây có thể xem như nam châm hút FDI. Chúng ta có luật pháp và trật tự, ổn định chính trị, ý thức lao động và tiết kiệm cao. Các yếu tố văn hóa xã hội và kinh tế này kết hợp lại giúp Việt Nam trở thành một thiên đường cho FDI. Việt Nam đang có sức cạnh tranh rất lớn trong phân khúc lao động cấp thấp”.

Sản xuất công nghệ cũng đang gia tăng tại Việt Nam, khi sản xuất đòi hỏi tay nghề cao đang ngày một chiếm tỉ trọng cao hơn trong hỗn hợp xuất khẩu của Việt Nam.

“Điện thoại di động là thứ tuyệt vời nhất ở đây. Từ con số 0 năm 2009, chúng ta trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất 4 năm sau đó với kim ngạch ở mức 15 tỉ USD khi các nhà đầu tư Hàn Quốc cho rằng Việt Nam cực kỳ thích hợp để lắp ráp điện thoại và họ ồ ạt tiến vào - Samsung và LG, hàng tỉ USD đầu tư. Hàng điện tử nói chungđang phát triển mạnh.

Khi tôi đến Việt Nam năm 2006, hỗn hợp xuất khẩu còn rất đơn giản. Phân nửa là sản xuất bậc thấp và còn lại là hàng hóa. Việt Nam có một khu vực hàng hóa đầy tiềm năng mà đa số hay xem nhẹ. Điều đáng chú ý hiện là số lượng ngày càng gia tăng của chip Intel được sản xuất tại Việt Nam. Các công ty tương tự cũng sẽ tiến vào Việt Nam".

Cuối cùng, ông Stoops được hỏi về yếu tố rủi ro trong tăng trưởng của Việt Nam
“Việt Nam cần phải cải thiện các chính sách cho khu vực ngân hàng để giảm nợ xấu. Không hẳn là khu vực ngân hàng sẽ sụp đổ hoàn toàn. Chúng tôi ước tính được khoản nợ lên đến 25 tỉ USD. Nếu không thể giải quyết sẽ không có tăng trưởng tín dụng mới. Điều này đồng nghĩa với GDP giảm. Theo tôi rủi ro của Việt Nam là sự thiếu vắng các động thái giải quyết nợ xấu.

Nếu họ (Việt Nam) giải quyết tốt chuyện này, thị trường Việt Nam nhìn chung là đầy hứa hẹn".

Theo Nhật Anh

thanhhuong

Một Thế Giới

Trở lên trên