MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Duy nhất HNX-Index lội ngược dòng thành công

Mặc dù thị trường đã có dấu hiệu hồi phục vào cuối phiên song VN-Index đóng cửa vẫn để mất 0.37 điểm trong khi HNX-Index tăng nhẹ 0.41 điểm. Thanh khoản tiếp tục giảm.

Vn-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (02/07) giảm nhẹ 0.37 điểm. Thị trường mặc dù đã hồi phục khá nhiều vào đợt 2, khi VN-Index đang giảm 1.4 điểm sau đó tăng 0.31 điểm vào cuối đợt 2, tuy nhiên kết thúc phiên giao dịch chỉ số này tiếp tục giảm nhẹ 0.37 điểm xuống 503.65 điểm mặc dù số mã tăng giá gấp đôi số mã giảm giá (123 mã tăng/69 mã giảm).

KLGD tiếp tục ở mức thấp, đạt 42.3 triệu cổ phiếu, tương đương 1,278.44 tỷ đồng.

Nhóm các cổ phiếu penny đã có sự hồi phục đáng kể trong phiên giao dịch sáng nay, một số mã tăng trần từ đầu đến cuối phiên là CYC, HTV, AGD, TRI (trong đó TRI đã tăng trần từ khi quay trở lại giao dịch tại sàn HoSE đến nay, tương đương 9 phiên), HTV cuối phiên có dư mua hơn 1 triệu đơn vị và tăng trần được 4 phiên liên tiếp.

Khá nhiều cổ phiếu penny đầu phiên chỉ giao dịch tại mức giá tham chiếu, thậm chí giảm điểm, cuối phiên tăng trần đồng loạt như VHG, CTI, FDC, HAX, HRC, KDH....

Hôm nay là ngày giao dịch đầu tiên của CTCP Đường Ninh Hòa mã NHS, mã này chào sàn giá tham chiếu là 35,000 đồng/cp, đóng cửa tăng 3,000 đồng lên 38,000 đồng/cp, khớp lệnh gần 240 nghìn cp với mức giá dao động từ 37,500 – 41,900 đồng/cp.

Trong nhóm giảm giá, duy nhất cổ phiếu MHC giảm sàn, FPT, TRC giảm 2,000 đồng, ngoài ra, nhóm các cổ phiếu bluechips hầu hết đều giảm điểm song mức giảm không lớn như HPG, KBC, SSI, PPC, DIC, HAG, PVD...

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tăng 0.41 điểm lên 158.39 điểm khi số mã tăng giá gấp đôi số mã giảm giá vào cuối phiên (176 mã tăng/80 mã giảm). Khối lượng giao dịch tiếp tục sụt giảm và là phiên thứ 2 liên tiếp giá trị giao dịch trên sàn Hà Nội dưới 1000 tỷ đồng (30.69 triệu cp, tương đương 898.52 tỷ).

Các cổ phiếu họ Lilama có lúc tăng trần trong phiên nhưng cuối phiên bị bán mạnh và phân hóa giữa các cổ phiếu: LM3, L43, L05 giảm nhẹ, L35, L61, L62 có lúc tăng trần nhưng cuối phiên chỉ tăng nhẹ và vẫn còn dư bán.

Một số mã tăng trần cuối phiên là AGC, TLC, VFR, VC6...

Các cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn Hà Nội phiên này là CCM, DTC, VMC, SD2, VC6, CSC...Trong khi đó, VC3 và VBC là 2 mã giảm mạnh nhất (hơn 4000 đồng/cp), tiếp sau là VE9, HGM, SDY, PTS...trong đó VE9 bắt đầu bị “xả hàng” sau chuỗi tăng điểm 16 phiên liên tiếp (mỗi phiên tăng trên 6%).

Trong nhóm bluechips, ACB tăng 100 đồng, KLS giảm 200 đồng, giao dịch 2.7 triệu đơn vị, VCG tăng 300 đồng...

Tại cuộc họp của Hiệp hội ngân hàng với các thành viên phía Nam hôm qua (01/07), các ngân hàng đã thống nhất hạ lãi suất huy động xuống quanh mức 11%/năm, bắt đầu áp dụng từ ngày 5-7. Riêng với các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về nguồn vốn huy động được phép huy động tối đa 11,2%/năm. Theo lộ trình, chậm nhất là tháng 10 các ngân hàng phải đưa lãi suất huy động xuống còn 10%/năm.

Về lãi suất cho vay, các ngân hàng quốc doanh cũng cam kết cho ba đối tượng ưu tiên là doanh nghiệp xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa xuống tối đa 12-12,5%/năm.

Việc hạ lãi suất là tin hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán hiện nay bởi các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các kênh đầu tư hấp dẫn hơn thay vì gửi tiết kiệm.

Hơn nữa, các con số công bố của Tổng cục Thống kê hôm qua như GDP 6 tháng cuối năm có thể tăng 6.8 – 7.3% và khả năng GDP cả năm có thể vượt con số 6.5% cũng là thông tin hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tư dài hạn.

Tuy vậy, theo SSI, trong ngắn hạn có thể thấy nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến những diễn biến trên thị trường thế giới, do đó tác động của những tin tức kinh tế trong nước là khá hạn chế.

Phương Mai – Quốc Thắng

phuongmai

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên