MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

HNX "bắt tay" với SCIC đẩy nhanh quá trình đấu giá cổ phần

SCIC và HNX sẽ phối hợp thực hiện đấu giá cổ phần các doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC trên thị trường chứng khoán.

Ngày 2/12/2013, đề án tái cơ cấu SCIC chính thức có hiệu lực theo đó SCIC chỉ được giữ vốn tại 4 doanh nghiệp là Vinamilk, Dược Hậu Giang, VNR, FPT Telecom, lộ trình từ nay đến 2015 SCIC phải thoái vốn tại 376 doanh nghiệp trong đó có 66 doanh nghiệp đang niêm yết.

Ngày 06/12/2013, Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác (MOU)giữa Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã được tổ chức tại Hà Nội.

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc HNX và ông Lại Văn Đạo, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc SCIC đã thay mặt hai tổ chức ký kết MOU trước sự chứng kiến của thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

Bản ghi nhớ được ký kết nhằm mục đích tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin giữa HNX và SCIC, qua đó đẩy mạnh chương trình tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC, thúc đẩy các doanh nghiệp này thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.

Thông qua Biên bản ghi nhớ này, SCIC và HNX sẽ phối hợp thực hiện đấu giá cổ phần các doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC trên thị trường chứng khoán, khuyến khích các doanh nghiệp này thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK, và tuân thủ các quy định trên thị trường chứng khoán. Đồng thời hai bên sẽ cùng nghiên cứu, xây dựng và đưa ra các đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện chính sách về các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động đấu giá cổ phần, niêm yết/đăng ký giao dịch và giao dịch chứng khoán.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc SCIC Lại Văn Đạo cho biết: “Nghị định 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC được Chính phủ ban hành ngày 1/11/2013 đã tạo cơ chế thoái vốn linh hoạt hơn cho SCIC. Trên cơ sở Nghị định này, cùng với Đề án Tái cơ cấu SCIC mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2344/2013/QĐ-TTg ngày 2/12/2013, SCIC sẽ khẩn trương xây dựng lộ trình tái cơ cấu.

Ðối với các doanh nghiệp thuộc danh mục quản lý, SCIC sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán vốn tại các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ nhằm nhanh chóng tái cơ cấu vốn nhà nước, tập trung nguồn lực đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Việc tăng cường hợp tác giữa SCIC và HNX sẽ giúp cho công tác thoái vốn của SCIC được triển khai tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC”.

Ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc HNX cũng cho biết trong thời gian qua, HNX và SCIC đã bước đầu triển khai các hoạt động hợp tác hiệu quả trong công tác đấu giá phần vốn Nhà nước do SCIC nắm giữ, đưa doanh nghiệp lên niêm yết/ĐKGD trên HNX và đào đạo, nâng cao kiến thức cho người đại diện phần vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp.

Cụ thể trong 3 năm qua, SCIC đã thực hiện bán phần vốn Nhà nước tại 10 công ty cổ phần thông qua đấu giá trên HNX với tổng giá trị khoảng 160 tỷ đồng, chênh lệch so với mệnh giá gần 80 tỷ đồng và so với giá khởi điểm gần 4 tỷ đồng; hiện nay có 33 doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC niêm yết trên sàn Hà Nội với tổng vốn điều lệ là 8.285 tỷ đồng (chiếm 8,7% về số lượng và 9,5% về giá trị niêm yết), tổng giá trị thị trường đạt xấp xỉ 14.000 tỷ đồng.

PV

phuongmai

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên