HNX-Index mất mốc 60 điểm, SCR dư bán sàn 1 triệu đơn vị
Hầu hết các cổ phiếu beta cao được nhà đầu tư sử dụng nhiều margin là các "nạn nhân" bị bán sàn nhiều nhất phiên hôm nay. Thị trường tiếp tục điều chỉnh mạnh.
Đóng cửa phiên giao dịch 5/3, Vn-Index giảm 6,62 điểm xuống 462,12 điểm (-1,41%). Thị trường giảm nhanh và mạnh do động thái cắt margin tại các cổ phiếu nóng cũng như thị trường không còn được hỗ trợ nhiều từ nguồn vốn ngoại.
Có vẻ hôm nay FTSE bắt đầu mua GMD, khi khối ngoại mua vào 255 nghìn cp này, tuy nhiên nếu FTSE chưa bán xong lượng lớn CTG thì sẽ không có nguồn để giải ngân vào các cổ phiếu khác. Hôm nay GMD cuối phiên giảm 1.000 đồng, CTG giảm 600 đồng.Trong nhóm Vn30 cuối phiên chỉ có 4 mã tăng giá là VNM tăng 1.000 đồng, STB tăng 900 đồng, PNJ, PGD tăng 300 đồng tuy nhiên PNJ chỉ khớp lệnh 90 cổ phiếu.
Trong khi đó, 25/30 mã VN30 mất giá đều là các bluechips vốn hóa lớn như BVH (giảm 2.500 đồng), VIC, HSG (giảm 2.000 đồng), DRC (giảm 1.800 đồng), PVD (giảm 1.600 đồng), CSM (giảm 1.300 đồng)…trong đó HSG thậm chí chạm giá sàn trong phiên. Ngày mai HSG sẽ tổ chức đại hội cổ đông tại HCM, công ty đặt kế hoạch lợi nhuận niên độ 2012-2013 LNST hợp nhất đạt 400 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ.
Khá nhiều cổ phiếu đã phá ngưỡng hỗ trợ và xuống dưới đường MA20, khiến hoạt động cắt lỗ tại các mã này tăng mạnh. Nhóm cổ phiếu penny và midcap bị bán sàn có ITA, KBC, HQC, LCG, VIS, PXL, DLG…cho dù ITA sáng nay được khối ngoại mua vào gần 940 nghìn cp.
Các mã tăng trần phiên này trên sàn HOSE đều có KGLD thấp như HVX, LAF, TPC, VMD, TMP, AGM, FDC các mã tăng trần có KGLD cao có ASP, VHG, LIX. Các cổ phiếu tăng 300 đồng có KDH, riêng VPK tăng 1.500 đồng.
Bên sàn Hà Nội, SCR cuối phiên dư bán sàn hơn 1 triệu đơn vị, VCG dư bán sàn 137 nghìn cp, KLS, SHS giảm 400 đồng, PVX, VGS giảm 300 đồng, VND giảm 100 đồng. Nhìn chung, thị trường ở trong xu hướng điều chỉnh mạnh. HNX-Index cuối phiên mất mốc 60 điểm, ngưỡng hỗ trợ mạnh trong 2 tháng qua.
Các cổ phiếu giao dịch mạnh nhất trong phiên 05/03
~~~~
Đóng cửa phiên giao
dịch sáng, hai sàn đã hồi phục đáng kể so với thời điểm 9h, tuy nhiên VN-Index
vẫn giảm 3,88 điểm (-0,83%), HNX-Index giảm 0,61 điểm xuống 60,08 điểm (-1%).
Trong khi đó, PVX, VND, SHB cũng bị bán mạnh trong phiên, tuy nhiên cuối giờ VND và SHB về lại giá tham chiếu, SCR, VCG giảm 300 đồng còn PVX, KLS chỉ giảm 100 đồng.
Khá nhiều cổ phiếu hồi phục tăng trở lại như DCS, BVS, PVC, ICG tuy nhiên mức tăng không đáng kể. MIC tăng trần 10% lên 15.500 đồng/cp nhưng KLGD chỉ đạt 23 nghìn cp (trong đó khối ngoại mua vào 9 nghìn cp), VBC tăng 2.000 đồng, khớp lệnh 20 nghìn cp…
Tại sàn HoSE, VNM, STB, SSI, REE tăng nhẹ trở lại, trong đó REE ngay trong phiên sáng đã khớp lệnh hơn 1 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên BVH giảm 2.000 đồng, VIC giảm 1.500 đồng, DRC giảm 1.200 đồng, GMD, HSG giảm 1.100 đồng, cùng hàng loạt cổ phiếu chủ chốt khác mất điểm đã khiến Vn30-Index giảm gần 0,8%.
Tại nhóm penny và midcap, LIX, ASP, VHG tăng trần trong đó ASP công bố trả cổ tức 6%, thị giá 5.000 đồng/cp, khối ngoại mua vào 900 nghìn cp ITA, tuy nhiên cuối phiên ITA vẫn giảm 300 đồng, KBC giảm 500 đồng, cuối phiên KBC, HQC, ITA, PXL, DLG chỉ còn dư mua giá sàn và giá trên sàn 100 đồng.
Theo HSC, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm từ hôm
qua trước sự bất ổn xuất hiện trở lại trong bối cảnh các thị trường chứng khoán
trong khu vực đã hứng chịu ảnh hưởng sau khi thời hạn chót cho việc tự động cắt
giảm ngân sách của Mỹ đã trôi qua mà không có một thỏa thuận nào đạt được tại
Quốc hội nước này. Điều này đã làm gia tăng lo ngại của thế giới sau sự kiện
bất ổn chính trị tại Italia trong thời gian hậu bầu cử.
Chỉ số PMI tháng 3 của khu vực được công bố cho thấy có vẻ như sự phục hồi chu kỳ đã diễn ra không được suôn sẻ như kỳ vọng. Ngay đầu năm, đã có dấu hiệu cho thấy các NĐT giảm mức độ chấp nhận rủi ro và rút khỏi các thị trường mới nổi. Hiện tại, các NĐT đang tỏ ra thận trọng hơn khi mà đã có những dấu hiệu bất ổn xuất hiện.
Ngày hôm qua, VNM ETF của Market Vector Vietnam giảm hơn 5%
~~~
Mở cửa phiên giao dịch 5/3, VN-Index giảm nhẹ ngay từ đầu phiên, mức giảm gần 1 điểm xuống 466,7 điểm, trong khi HNX-Index giảm 0,25 điểm (-0,4%) xuống 60,43 điểm.
KLGD hai sàn tại thời điểm 9h20 đạt gần 5 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch gần 50 tỷ đồng. Lúc này VN30-Index giảm 0,83%, cao nhất trong 4 chỉ số. Có 4 mã thuộc Vn30 tăng điểm lúc này là VCB (tăng 100 đồng), HAG (tăng 200 đồng), PVD (tăng 400 đồng) và VNM (tăng 1.000 đồng).
Trong khi đó, GMD hôm qua chạm giá trần trong phiên, cuối phiên bị bán ra hơn 1 triệu đơn vị, chỉ tăng nhẹ 100 đồng. Sang phiên hôm nay, GMD đứng giá 30.000 đồng/cp trong đợt 1, sang đợt 2 giảm 800 đồng xuống 29.200 đồng/cp và giao dịch đang nghiêng về phía bên bán.
BVH giảm 3.000 đồng, MSN giảm 1.000 đồng, 11 cổ phiếu khác như CSM, PVF, REE, VIC, CII…giảm điểm khiến VN-Index tại thời điểm 9h24 giảm hơn 3 điểm.
Lúc này, KBC, ITA, VID, VIS chỉ còn dư mua giá sàn, DLG không còn dư mua, SAM đứng giá.
Tại sàn Hà Nội lúc này, PVX tiếp tục bị bán mạnh, giảm 300 đồng xuống 5.100 đồng/cp, VND, SHN đứng giá, KSD giảm sàn, VCG giảm 600 đồng, SCR, SHB, SHS, KLS giảm giá đồng loạt.
Hôm qua, hệ thống cảnh báo của chúng tôi đã lọc ra các cổ
phiếu có KLGD tăng đột biến và các cổ phiếu biến động mạnh trong tuần như sau (số liệu ngày 4/3)
KLGD khớp lệnh tăng đột biến (> 5 lần KLGD khớp lệnh TB 10 phiên)
BTT (5.0 lần), HMH (5.3 lần), KTT (5.3 lần), NBP (5.6 lần), HHC (6.2 lần), VGP (6.3 lần), LAF (7.7 lần), MIC (7.9 lần), NAG (7.5 lần), D11 (10.7 lần), GDW (18.4 lần),
Loại 2: Giảm sàn hoặc tăng trần 4 phiên liên tiếp
GFC (sàn 5 phiên), HTL (sàn 4 phiên), PXM (sàn 6 phiên), SBS (sàn 9 phiên), VSP (sàn 5 phiên),
Loại 3: KLGD NN tăng đột biến (> 5 lần KLGD NN TB 10 phiên)
BMC (5.0 lần), DPR (6.0 lần), KSS (6.0 lần), SDJ (6.7 lần), CMS (7.8 lần), BIC (9.0 lần), HBC (9.9 lần), TTF (9.3 lần), ITD (10.6 lần), TDC (12.0 lần), KSA (12.3 lần), ACC (34.1 lần), HMH (38.8 lần), REE (47.8 lần), TMS (47.7 lần), VPK (91.9 lần)
Phương Mai