HNX-Index tăng 2,6%, hai sàn giao dịch hơn 2.000 tỷ
– VND lần đầu bứt phá vượt giá 10.000 đồng/cp, PVX được mua mạnh giá trần, dòng tiền đầu cơ đổ mạnh lên sàn Hà Nội.
- 15-01-2013Chính thức áp dụng biên độ mới từ 15/1: Lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro
- 15-01-2013Tiền chảy vào chứng khoán?
- 15-01-2013Chứng khoán Rồng Việt: Nới biên độ dao động – tích cực cho cả ngắn và dài hạn
Đóng cửa phiên giao dịch 15/1, ngày đầu tiên áp dụng biên độ mới, thị trường hào hứng đón dòng tiền lớn đổ mạnh trên cả hai sàn. VN-Index chốt phiên tăng 2,45 điểm lên 461,42 điểm (+0,53%), trong khi HNX-Index tăng 1,57 điểm lên 62,19 điểm (+2,59%).
Dòng tiền đầu cơ đổ về sàn Hà Nội nhiều hơn so với sàn HCM, KLGD sàn Hà Nội hôm nay đạt hơn 111 triệu cổ phiếu, đạt giá trị gần 850 tỷ đồng trong đó hầu hết đều là khớp lệnh trên sàn; sàn HCM đạt 88,78 triệu cổ phiếu, đạt giá trị hơn 1.170 tỷ đồng, như vậy KLGD sàn Hà Nội phiên này vượt sàn HoSE tới 25%.
Các cổ phiếu được giao dịch mạnh nhất sàn Hà Nội phiên này là SHB (gần 23 triệu cp), tăng 400 đồng lên 7.100 đồng/cp, PVX (13,4 triệu cp) tăng trần lên 7.000 đồng/cp dư mua trần 200 nghìn đơn vị, VND (khớp lệnh gần 10 triệu cp) tăng 800 đồng lên 10.600 đồng, KLS (6,9 triệu cp), SCR (6,8 triệu cp), SHS, VCG (3 triệu cp)….
Cổ phiếu đáng chú ý nhất sàn Hà Nội phiên này là PVX khi dòng tiền đầu cơ đã đẩy trần mã này từ giữa phiên, khi các cổ phiếu khác chỉ tăng nhẹ từ 100 -200 đồng, PVX đã trở thành cổ phiếu dẫn dắt sàn Hà Nội phiên này và kích thích dòng tiền đầu cơ đổ mạnh vào sàn Hà Nội. Cung bán giá cao tại PVX không nhỏ, thể hiện ở KLGD mã này lên tới 13 triệu cổ phiếu, tuy nhiên do giá PVX ở mức thấp nên đã khích thích được các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia “đua trần” kịch biên độ 10%.
Một cổ phiếu khác bứt phá hôm nay phải nói đến VND. Đã một thời gian dài VND bị kìm chân tại vùng giá 10.000 đồng/cp, tuy nhiên hôm nay cầu tăng mạnh đã khiến VND lần đầu tiên trong 1 tháng qua chạm giá trần 10.700 đồng/cp, cuối phiên mặc dù khớp lệnh gần 10 triệu đơn vị song chỉ còn dư bán giá trần.
Các cổ phiếu khác tăng kịch biên độ sàn Hà Nội hôm nay đa phần là các cổ phiếu thị giá nhỏ từ 3 – 5 nghìn đống/cp, sàn Hà Nội có hơn 200 mã tăng giá phiên này.
Bên sàn HoSe, do GAS giảm giá suốt phiên giao dịch, mức giảm 900 đồng xuống 43.300 đồng/cp đã kìm hãm VN-Index khó bứt phá khỏi mốc 460 điểm, tuy nhiên đến cuối phiên, được “kích động” từ nhóm Vn30 khi chỉ còn 5 mã giảm giá cuối phiên, cả MSN và VNM đều tăng điểm đã kéo Vn-Index và Vn30-Index xanh trở lại. Cuối phiên, BVH giảm 600 đồng, VCB, GMD giảm 300 đồng, HPG, STB giảm 100 đồng còn lại hầu hết các mã đều tăng điểm.
Ita cuối phiên tăng trần lên 6.400 đồng/cp, SSI tăng 500 đồng, giao dịch hơn 3 triệu cổ phiếu, HAG tăng 1.000 đồng, khớp lệnh hơn 1,4 triệu cổ phiếu nhờ khối ngoại mua vào 630 nghìn đơn vị.
Tại nhóm penny và midcap, MCG, PXL dư mua trần trên 1 triệu đơn vị, KBC tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp, LCG dư mua tần hơn 600 nghìn cp, PVT, NTB dư mua trần hơn 400 nghìn cp, TNT, HQC, VIS, DLG không còn dư bán cuối phiên.
Thị trường đang phản ứng khá tích cực với biên độ mới.
......................
Sau một thời gian tích lũy ở vùng 60 điểm, hôm nay, ngày đầu tiên áp dụng biên độ mới 10%, khá nhiều cổ phiếu “ì ạch” chạy các phiên trước sang phiên này được mua mạnh như VND, BVS, DCS…VND trong 2 tuần trở lại đây rất vất vả để vượt ngưỡng kháng cự 10.000 đồng/cp, tuy nhiên trong phiên này, lực mua mạnh và quyết liệt đã khiến cổ phiếu này có lúc tăng 900 đồng, chạm giá trần 10.700 đồng/cp, khớp lệnh hơn 9 triệu đơn vị,t rong khi PVX tăng trần, lên 12,6 triệu cổ phiếu, SHB giao dịch hơn 21 triệu cổ phiếu, hầu hết các mã thuộc HNX30 tăng điểm trong đó PVL dư mua trần 1 triệu đơn vị, PVV dư mua trần 360 nghìn đơn vị.
Các cổ phiếu chứng khoán phiên này đều bứt phá mạnh, KLGD hai sàn liên tục duy trì ở mức 2.000 tỷ đồng đã khiến dòng tiền vào nhóm cổ phiếu này dâng cao, BVS, KLS đều tăng 700 đồng, trong khi các cổ phiếu chứng khoán nhỏ đều tăng kịch biên độ 10% như ORS, AVS, VIG…
Bên sàn HoSE đang diễn ra phiên ATC.
.................
Đóng cửa phiên giao dịch 15/1, VN-Index giảm nhẹ 0,73 điểm xuống 458,24 điểm (-0,16%) trong khi HNX-Index tăng 0,63 điểm lên 61,25 điểm (+1,04%). Có vẻ như, việc mở biên độ lên 10% đã kích thích dòng tiền đồ vào sàn Hà Nội thay vì sàn HoSe, cũng một phần vì thời gian qua sàn HOSE đã tăng gần 12% từ đầu năm trong khi HNX-Index mới tăng hơn 6%.
Chỉ trong phiên sáng, sàn Hà Nội đã giao dịch hơn 66,8 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 500 tỷ đồng, trong khi sàn HoSE giao dịch 55,3 triệu cổ phiếu, tương đương 729 tỷ đồng.
......................
Mở cửa phiên giao dịch ngày 15/1, ngày đầu tiên áp dụng biên độ mới sàn HoSE ±7%, sàn Hà Nội ±10%. Đầu phiên cả hai sàn đều tăng điểm nhẹ, VN-Index tăng 0,27 điểm lên 459,24 điểm (+0,06%) tuy nhiên sang đợt 2 chỉ số này giảm 2 điểm xuống 456,9 điểm.
Khá nhiều cổ phiếu trong nhóm VN30 tăng điểm trở lại như EIB, Hag, MBB, NTL tăng 100 đồng, FPT tăng 300 đồng, ITA, PVF tăng 200 đồng tuy nhiên do MSN giảm 3.000 đồng, BVH giảm 1.600 đòng, HPG giảm 400 đồng đã kéo VN30-Index giảm nhẹ 0,42 điểm. Lúc này 3 cổ phiếu ngân hàng là CTG, VCB, STB đều giảm 200 đồng.
GAS giảm 900 đồng cũng tác động mạnh đến VN-Index. Lúc này penny trên sàn HoSE tăng điểm trở lại, số mã tăng giá lên đến 100 mã trong khi số mã giảm giá chỉ 57 mã, thị trường điều chỉnh nhẹ và các lệnh mua vẫn được đưa vào hệ thống, thị trường phân hóa mạnh sau đợt tăng nóng của bluechips vừa qua.
Một số penny đang được mua trần khối lượng lớn là VIS (dư mua trần gần 700 nghìn cp), HQC, NTB (dư mua trần 200 nghìn cp), HAP, ASP, PXL (dư mua trần hơn 100 nghìn cp)…
CSM lúc này giảm 200 đồng xuống 26.700 đồng/cp, PGD tăng 200 đồng lên 32.400 đồng/cp, hai mã này được đưa vào rổ VN30 sắp tới thay cho ITA và NTL.
Bên sàn Hà Nội, với biên độ 10%, các mã tăng trần hôm nay có ORS, AMV, VIG, SDH, AVS (đã trần 3 phiên), PVL (khớp lệnh 2 triệu cp), STL…HNX-Index đầu phiên giảm nhẹ tuy nhiên đang tăng lên trên 60 điểm. Trong nhóm HNX30 lúc này, PVX tăng 400 đồng lên 6.800 đồng/cp, VND tăng 200 đồng, BVS, KLS, PV2 tăng 100 đồng, đa phần các cổ phiếu HNX30 đều đang tăng điểm nhẹ.
Phương Mai