Kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ minh bạch hơn!
Chưa đến 5% số doanh nghiệp niêm yết tuân thủ hoàn toàn quy định công bố thông tin trong năm 2013.
Nhân dịp đầu Xuân, Người Đồng Hành đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Kim Long, Giám đốc Luật & Kiểm soát nội bộ CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) về những vấn đề nổi bật của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm qua.
Cuối năm 2013 – đầu năm 2014, nhiều vụ án kinh tế lớn về tham nhũng hay lừa đảo đã được đưa ra xét xử. Ông đánh giá như thế nào về tác động của những sự kiện này đến tình hình kinh tế - xã hội của nước ta?
Dưới góc nhìn của một luật sư, tôi thấy rằng dư luận đang nhìn vào các bản án sẽ tuyên để đánh giá tính nghiêm minh của pháp luật và quyết tâm chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế của Đảng và Nhà nước. Việc đưa ra xét xử các vụ án lớn là lời cảnh tỉnh cho mọi người về hậu quả xảy ra khi vi phạm pháp luật, qua đó ngăn ngừa những vi phạm tương tự.
Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như vậy, có phải do quản lý yếu kém, buông lỏng hay quy trình kiểm soát chưa phát huy hiệu quả?
Để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả lớn như vậy trước tiên phải kể đến nguyên nhân từ quy trình kiểm soát thực thi pháp luật kém hiệu quả. Đây có vẻ là bệnh chung của nhiều ngành, không riêng gì lĩnh vực kinh tế.
Quy định của pháp luật ban hành thường rất chặt chẽ, nhưng do việc kiểm soát thực thi pháp luật không hiệu quả nên không kịp thời phát hiện sai phạm, hoặc khi xảy ra sai phạm nhưng không bị xử lý "đến nơi đến chốn" gây ảnh hưởng đến ý thức tuân thủ pháp luật của người dân.
Nhà đầu tư cần sự minh bạch
Thời gian qua, dư luận đánh giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều cổ phiếu bị “làm giá”, nhưng chưa bị phát hiện và bị khởi tố hình sự. Theo ông, có phải chúng ta chưa có đủ năng lực để giám sát, hay luật chưa có đủ chế tài để xử phạt?
Theo Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013 của UBCKNN, cơ quan này cho biết trong năm 2013 đã ban hành 84 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân, với tổng số tiền phạt gần 7 tỷ đồng.
Hành vi “làm giá” hay là thao túng thị trường bị xử phạt rất nặng, phạt hành chính từ 1 đến 1,2 tỷ đồng hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Trước đây đã có một trường hợp “làm giá” cổ phiếu DVD bị xử lý hình sự.
Tôi cho rằng lý do không phải là chưa đủ điều luật hoặc chưa đủ chế tài để xử phạt. Có thể do quá trình theo dõi, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm mất nhiều thời gian để theo đúng trình tự của pháp luật và tránh sai sót và thứ hai là hiệu quả giám sát, cảnh báo sớm vi phạm cũng có hạn chế.
Nhà đầu tư nếu bị thiệt hại do mua phải cổ phiếu bị làm giá có thể làm đơn khiếu nại được không?
Theo khoản 5 Điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thì người vi phạm “thao túng thị trường” có thể bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm, nhưng là nộp vào ngân sách nhà nước.
Hiện chưa có quy định cho phép nhà đầu tư mua phải cổ phiếu bị làm giá có thể khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự minh bạch thông tin, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Theo ông, các cơ quan quản lý cần những làm gì trong bối cảnh hiện nay?
Một trong những nguyên tắc của thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 4 Luật Chứng khoán là “Công bằng, công khai, minh bạch”. Bảo đảm công khai, minh bạch thì mới bảo đảm được công bằng cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thực sự là việc thực hiện công khai, minh bạch trên thị trường chưa được như mọi người kỳ vọng. Theo thống kê của Vietstock, chưa đến 5% số doanh nghiệp niêm yết tuân thủ hoàn toàn quy định công bố thông tin trong năm 2013.
Để khắc phục tình trạng này, ngoài những việc phải làm như hoàn thiện thể chế, tăng cường giám sát và xử lý vi phạm, tôi cho rằng cần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của những bên liên quan.
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến ý thức tự giác, tự nguyện tuân thủ tối thiểu ở mức theo quy định của pháp luật. Thị trường chứng khoán với yêu cầu cao về tính minh bạch, công bố thông tin là hoàn toàn mới mẻ đối với các bên, cả từ phía doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nên việc thực thi còn hạn chế là điều dễ hiểu.
Tăng cường sự tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường cũng là biện pháp tạo sức ép lên các bên trong thị trường chứng khoán để dần hướng tới chuẩn mực quốc tế trong công bố thông tin.
Mới đây, UBCKNN đã có ý định buộc các ngân hàng sẽ phải niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, một số ngân hàng lại cho rằng việc niêm yết sẽ gây nhiều “bất lợi” cho họ vì sẽ phải minh bạch thông tin nhiều hơn. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Như đã nói ở trên, minh bạch, công khai là nguyên tắc của thị trường chứng khoán và mỗi doanh nghiệp sẽ đánh giá yêu cầu này như là một lợi thế hoặc bất lợi cho mình. Không phải ngẫu nhiên mà thị trường chứng khoán lại là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với nguyên tắc của thị trường là công khai, minh bạch.
Số lượng ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hiện nay có thể nói là cũng đủ những ngân hàng lớn, từ ngân hàng có nguồn gốc Nhà nước cổ phần hóa như Vietcombank, Eximbank, Vietinbank, MBB đến những ngân hàng tư nhân hoàn toàn như ACB, STB…. và mới đây nhất là BID. Lãnh đạo, cổ đông các ngân hàng này sẽ không niêm yết cổ phiếu nếu không nhìn thấy cơ hội cho chính ngân hàng và cổ đông của ngân hàng.
Chỉ cần so sánh kết quả kinh doanh của các ngân hàng này trước và sau khi niêm yết thì sẽ có câu trả lời cho câu hỏi trên.
Liên quan đến khối công ty chứng khoán, thời điểm 15/1/2014 là hạn cuối cùng để các công ty chứng khoán thực hiện quản lý tách bạch tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng. Ông đánh giá như thế nào về yêu cầu này? Tại SSI, việc thực hiện tách bạch đã thực hiện như thế nào?
Yêu cầu quản lý tách bạch tài khoản đã có hiệu lực từ 15/1/2013 và thời hạn để các công ty chứng khoán thực hiện là 15/1/2014 nên mọi công ty đều phải thực hiện.
Quy định này xuất phát từ thực tế là có một số công ty chứng khoán đã vi phạm quy định về quản lý tiền của nhà đầu tư, một vài “con sâu làm rầu nồi canh”. Thêm một phương thức quản lý tiền là thêm một lựa chọn cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ căn cứ uy tín của công ty chứng khoán và nhu cầu giao dịch của mình để có lựa chọn thích hợp.
Tại SSI, tháng 12 vừa qua chúng tôi đã chính thức kết nối với Eximbank để cung cấp lựa chọn này cho nhà đầu tư.
Xin cảm ơn ông!
Cuối năm 2013 – đầu năm 2014, nhiều vụ án kinh tế lớn về tham nhũng hay lừa đảo đã được đưa ra xét xử. Ông đánh giá như thế nào về tác động của những sự kiện này đến tình hình kinh tế - xã hội của nước ta?
Dưới góc nhìn của một luật sư, tôi thấy rằng dư luận đang nhìn vào các bản án sẽ tuyên để đánh giá tính nghiêm minh của pháp luật và quyết tâm chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế của Đảng và Nhà nước. Việc đưa ra xét xử các vụ án lớn là lời cảnh tỉnh cho mọi người về hậu quả xảy ra khi vi phạm pháp luật, qua đó ngăn ngừa những vi phạm tương tự.
Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như vậy, có phải do quản lý yếu kém, buông lỏng hay quy trình kiểm soát chưa phát huy hiệu quả?
Để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả lớn như vậy trước tiên phải kể đến nguyên nhân từ quy trình kiểm soát thực thi pháp luật kém hiệu quả. Đây có vẻ là bệnh chung của nhiều ngành, không riêng gì lĩnh vực kinh tế.
Quy định của pháp luật ban hành thường rất chặt chẽ, nhưng do việc kiểm soát thực thi pháp luật không hiệu quả nên không kịp thời phát hiện sai phạm, hoặc khi xảy ra sai phạm nhưng không bị xử lý "đến nơi đến chốn" gây ảnh hưởng đến ý thức tuân thủ pháp luật của người dân.
Nhà đầu tư cần sự minh bạch
Thời gian qua, dư luận đánh giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều cổ phiếu bị “làm giá”, nhưng chưa bị phát hiện và bị khởi tố hình sự. Theo ông, có phải chúng ta chưa có đủ năng lực để giám sát, hay luật chưa có đủ chế tài để xử phạt?
Theo Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013 của UBCKNN, cơ quan này cho biết trong năm 2013 đã ban hành 84 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân, với tổng số tiền phạt gần 7 tỷ đồng.
Hành vi “làm giá” hay là thao túng thị trường bị xử phạt rất nặng, phạt hành chính từ 1 đến 1,2 tỷ đồng hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Trước đây đã có một trường hợp “làm giá” cổ phiếu DVD bị xử lý hình sự.
Tôi cho rằng lý do không phải là chưa đủ điều luật hoặc chưa đủ chế tài để xử phạt. Có thể do quá trình theo dõi, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm mất nhiều thời gian để theo đúng trình tự của pháp luật và tránh sai sót và thứ hai là hiệu quả giám sát, cảnh báo sớm vi phạm cũng có hạn chế.
Nhà đầu tư nếu bị thiệt hại do mua phải cổ phiếu bị làm giá có thể làm đơn khiếu nại được không?
Theo khoản 5 Điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thì người vi phạm “thao túng thị trường” có thể bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm, nhưng là nộp vào ngân sách nhà nước.
Hiện chưa có quy định cho phép nhà đầu tư mua phải cổ phiếu bị làm giá có thể khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự minh bạch thông tin, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Theo ông, các cơ quan quản lý cần những làm gì trong bối cảnh hiện nay?
Một trong những nguyên tắc của thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 4 Luật Chứng khoán là “Công bằng, công khai, minh bạch”. Bảo đảm công khai, minh bạch thì mới bảo đảm được công bằng cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thực sự là việc thực hiện công khai, minh bạch trên thị trường chưa được như mọi người kỳ vọng. Theo thống kê của Vietstock, chưa đến 5% số doanh nghiệp niêm yết tuân thủ hoàn toàn quy định công bố thông tin trong năm 2013.
Để khắc phục tình trạng này, ngoài những việc phải làm như hoàn thiện thể chế, tăng cường giám sát và xử lý vi phạm, tôi cho rằng cần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của những bên liên quan.
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến ý thức tự giác, tự nguyện tuân thủ tối thiểu ở mức theo quy định của pháp luật. Thị trường chứng khoán với yêu cầu cao về tính minh bạch, công bố thông tin là hoàn toàn mới mẻ đối với các bên, cả từ phía doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nên việc thực thi còn hạn chế là điều dễ hiểu.
Tăng cường sự tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường cũng là biện pháp tạo sức ép lên các bên trong thị trường chứng khoán để dần hướng tới chuẩn mực quốc tế trong công bố thông tin.
Mới đây, UBCKNN đã có ý định buộc các ngân hàng sẽ phải niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, một số ngân hàng lại cho rằng việc niêm yết sẽ gây nhiều “bất lợi” cho họ vì sẽ phải minh bạch thông tin nhiều hơn. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Như đã nói ở trên, minh bạch, công khai là nguyên tắc của thị trường chứng khoán và mỗi doanh nghiệp sẽ đánh giá yêu cầu này như là một lợi thế hoặc bất lợi cho mình. Không phải ngẫu nhiên mà thị trường chứng khoán lại là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với nguyên tắc của thị trường là công khai, minh bạch.
Số lượng ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hiện nay có thể nói là cũng đủ những ngân hàng lớn, từ ngân hàng có nguồn gốc Nhà nước cổ phần hóa như Vietcombank, Eximbank, Vietinbank, MBB đến những ngân hàng tư nhân hoàn toàn như ACB, STB…. và mới đây nhất là BID. Lãnh đạo, cổ đông các ngân hàng này sẽ không niêm yết cổ phiếu nếu không nhìn thấy cơ hội cho chính ngân hàng và cổ đông của ngân hàng.
Chỉ cần so sánh kết quả kinh doanh của các ngân hàng này trước và sau khi niêm yết thì sẽ có câu trả lời cho câu hỏi trên.
Liên quan đến khối công ty chứng khoán, thời điểm 15/1/2014 là hạn cuối cùng để các công ty chứng khoán thực hiện quản lý tách bạch tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng. Ông đánh giá như thế nào về yêu cầu này? Tại SSI, việc thực hiện tách bạch đã thực hiện như thế nào?
Yêu cầu quản lý tách bạch tài khoản đã có hiệu lực từ 15/1/2013 và thời hạn để các công ty chứng khoán thực hiện là 15/1/2014 nên mọi công ty đều phải thực hiện.
Quy định này xuất phát từ thực tế là có một số công ty chứng khoán đã vi phạm quy định về quản lý tiền của nhà đầu tư, một vài “con sâu làm rầu nồi canh”. Thêm một phương thức quản lý tiền là thêm một lựa chọn cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ căn cứ uy tín của công ty chứng khoán và nhu cầu giao dịch của mình để có lựa chọn thích hợp.
Tại SSI, tháng 12 vừa qua chúng tôi đã chính thức kết nối với Eximbank để cung cấp lựa chọn này cho nhà đầu tư.
Xin cảm ơn ông!
Theo Quỳnh Chi