Năm 2014: Cổ phiếu dầu khí và công nghệ sẽ tiếp tục có triển vọng tốt
Với sự phục hồi của kinh tế thế giới, khối cổ phiếu dầu khí và công nghệ sẽ tiếp tục có triển vọng tốt. Khối nông nghiệp: cao su, mía đường... sẽ có cơ hội bứt phá đi lên.
Trò chuyện với Người Đồng Hành nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ, ông Phạm Phú Khôi - Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) đã chia sẻ những "kỳ vọng" của mình về năm 2014 với những xu hướng tích cực hơn.
Theo ông điều gì đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng khá mạnh trong năm 2013? Sự tích cực này có được giữ vững trong năm 2014?
Mức tăng trưởng 22% năm 2013 của TTCK Việt Nam, đứng thứ 2 khu vực sau Nhật Bản là một thành công khá bất ngờ trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm.
Các nhân tố chính góp phần vào sự tăng trưởng này là do ổn định kinh tế vĩ mô với lạm phát thấp, tỷ giá ổn định củng cố lòng tin để nhà đầu tư ngoại rót vốn vào TTCK Việt Nam.
Bên cạnh đó, định giá tương đối của TTCK Việt Nam so với khu vực được coi là rẻ (hay nói cách khác là thị trường khu vực đã lên quá cao so với Việt Nam) với PE trung bình 10-12 so với 16-20 của khu vực.
Ngoài ra, các kênh đầu tư truyền thống cho nhà đầu tư nội địa trở nên kém hấp dẫn: vàng rớt giá 25% và rủi ro giảm giá cao; bất động sản giảm giá và chưa thấy cơ hội lên giá; lãi suất tiết kiệm giảm xuống mức gần bằng lạm phát - làm cho TTCK trở thành kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều công ty có lãi trên 15% và trả cổ tức cao.
Các yếu tố này vẫn tiếp tục là yếu tố tích cực trong năm 2014. Riêng bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi và sẽ tạo những biến động trên TTCK Việt Nam trong năm 2014. Kinh tế Mỹ và châu Âu phục hồi nhanh hơn dự kiến với lãi suất tăng và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam.
Việc kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn dự đoán là yếu tố chính để FED giảm quy mô gói QE3 và kế hoạch chấm dứt vào 2014. Việc này thực chất sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư vào các TTCK mới nổi, trong đó có Việt Nam. Goldman Sachs đã đưa ra khuyến cáo các nhà đầu tư rút vốn khỏi các TTCK mới nổi và đánh giá tiềm năng lợi nhuận từ các thị trường này sẽ sụt giảm đáng kể trong tương lai 10 năm tới. Ngân hàng trung ương các nước trong thị trường mới nổi đang bàn luận về các chính sách để giảm thiểu anh hưởng của yếu tố này nếu nó xảy ra. Lý do chính là giá vốn USD cho nhà đầu tư sẽ tăng và khả năng sinh lời cao tại các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu tương đối so với rủi ro đầu tư tại các TTCK mới nổi, sẽ làm các nguồn vốn này chảy ngược về (close to home strategy). Do đó tôi dự đoán TTCK Việt Nam sẽ có nhiều biến động trong năm 2014 từ yếu tố này.
Ông có dự báo gì về TTCK Việt Nam trong năm 2014? Nhà đầu tư có thể đón nhận những cơ hội hoặc thử thách nào trong năm 2014?
Theo tôi, TTCK Việt Nam năm 2014 vẫn có xu hướng tăng. Tôi kỳ vọng nội lực của Việt Nam đủ mạnh để trung hòa được với chiều hướng giảm của nguồn vốn ngoại có thể rút ra. Thêm vào đó, kỳ vọng vào chính sách cho giao dịch các sản phẩm phái sinh trên TTCK, nới room cho nhà đầu tư ngoại sẽ được áp dụng trong năm nay. Các chính sách này sẽ cải thiện đáng kể thanh khoản của thị trường và thu hút nguồn vốn ngoại mới đỏ vào TTCK Việt Nam.
TTCK Việt Nam năm 2014 sẽ có nhiều biến động nên các nhà đầu tư phải hết sức thận trọng và nhanh nhạy với các tin tức thị trường cả trong nước và ngoài nước. Đầu tư giá trị vẫn là nền tảng cho chiến lược đầu tư. Với sự phục hồi của kinh tế thế giới, khối cổ phiếu dầu khí và công nghệ sẽ tiếp tục có triển vọng tốt. Khối nông nghiệp: cao su, mía đường... sẽ có cơ hội bứt phá đi lên. Các cổ phiếu ngành tiêu dùng sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn trước nhưng vẫn đảm bảo giá trị về lâu dài.
Các cơ hội đầu tư mới năm nay là quỹ mở và sản phẩm phái sinh. Quỹ mở với chiến lược đầu tư thích hợp theo từng thời điểm chuyển dịch giữa cổ phiếu và trái phiếu sẽ có cơ hội tăng trưởng cao hơn VN-Index đáng kể.
Ông nhận định thế nào về kinh tế Việt Nam năm 2014? Những thuận lợi và khó khăn gì đang đợi các doanh nghiệp ở phía trước?
Tôi đánh giá năm 2014 sẽ là năm nhiều thử thách cho kinh tế Việt nam. Tăng trưởng năm 2013 của chúng ta chủ yếu nhờ vào xuất khẩu của khối ngoại và kích cầu của chính phủ. Với chính sách cân bằng tài khóa và quản lý chặt đầu tư công của Quốc hội, khả năng kích cầu của chính phủ tương đối hạn chế trong 2014. Sẽ cần phải huy động nội lực trong dân để đầu tư phát triển kinh tế. Đặc biệt trong đầu tư xây dựng hạ tầng.
Các doanh nghiệp sẽ có thuận lợi năm nay là lãi suất sẽ tiếp tục giảm. Thử thách lớn là thị trường và nhu cầu bị thu hẹp.
Hiện nay, trên cả 2 Sở Giao dịch chứng khoán HOSE và HNX đã đưa vào vận hành nhiều bộ chỉ số mới. Theo ông, các bộ chỉ số này sẽ đem lại những hiệu quả gì cho TTCK Việt Nam?
Các bộ chỉ số này là tiền đề để các quỹ đầu tư lập các ETF. Các yếu tố kỹ thuật này sẽ thuận lợi cho việc cải thiện thanh khoản của thị trường. Tôi hy vọng chính sách về sản phẩm phải sinh sẽ sớm ra đời và thị trường có thể tạo lập các Chứng khoán phái sinh trên bộ chỉ số này, ví dụ như chỉ số tương lai (index future), quyền chọn mua/bán ... Khi đó thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện tốt hơn nhiều.
Ông đánh giá như thế nào về việc Nghị định 55 quy định việc nới room dành cho nhà đầu tư nước ngoài sắp được ban hành? Ảnh hưởng của chính sách này tới TTCK năm 2014.
Tôi tin tưởng Nghị định này sẽ được công bố trong quý 1 năm nay. Thực ra thị trường đã tính yếu tố này vào giá và ta đã thấy có tăng giá đáng kể các mã cổ phiếu có liên quan khi có thông tin không chính thức hồi cuối tháng 12 về việc nới room.
Theo tôi, sẽ không có biến động gì lớn khi Nghị định này có hiệu lực. Nhiều khả năng là room đó sẽ được lấp đầy ngay sau đó. Đây chỉ là yếu tố kỹ thuật nên ảnh hưởng sẽ nhỏ và ngắn hạn.
Thị trường kỳ vọng vào những chính sách và chiến lược phát triển cơ bản hơn và lâu dài hơn. Thí dụ như phát hành cổ phiếu không quyền biểu quyết (non-voting stock), hoặc chứng khoán phái sinh như chứng chỉ cổ phần không quyền biểu quyết (non-voting depositary receipt).
Có ý kiến cho rằng, quá trình tái cấu trúc CTCK được cho là sẽ tạo cơ hội M&A tốt cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý. Ông có nhận định gì về vấn đề này?
Tôi không nghĩ vậy! Thị trường Việt Nam luôn có những đặc trưng của mình. Đã có tiền đề những CTCK quản lý bởi CTCK nước ngoài nhưng không thành công tại Việt Nam và phải trả giá khá đắt. Sẽ hiệu quả hơn cho các CTCK nước ngoài nếu sử dụng dịch vụ của các CTCK Việt nam có cơ sở hạ tầng tốt và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Cổ phiếu bị "làm giá" là nhận định của nhiều nhà đầu tư trước tình trạng nhiều cổ phiếu tăng khá nóng trong năm 2013. Theo ông, làm thế nào để nhà đầu tư nhận biết được dấu hiệu cổ phiếu bị làm giá và tránh bị thua thiệt khi đầu tư vào các cổ phiếu này?
Chúng ta hoạt động theo cơ chế thị trường nên những điều này khó đánh giá thực hư ra sao cho đến khi có những kết luận của cơ quan quản lý. Để giải quyết được cơ bản yếu tố kỹ thuật của thị trường, cần phải có đủ công cụ để nhà đầu tư có thể quản lý rủi ro khi thị trường chạm mức "mua quá cao" hoặc "bán quá thấp", đó là sản phẩm phái sinh như mua bán tương lai, quyền chọn mua/bán.
Đối với các nhà đầu tư, để tránh thua thiệt nên chọn chiến lược đầu tư thích hợp cho mình. Nếu là đầu tư dài hạn thì phải chọn những cổ phiếu đảm bảo tiêu chí về giá trị như tỷ lệ lợi nhuận, tăng trưởng, dòng tiền. Nếu đầu tư ngắn hạn kiểu lướt sóng, cần lưu ý các yếu tố kỹ thuật, đặc biệt là thanh khoản.
Nhân dịp Tết đến, ông có lời chúc gì đến độc giả của Người Đồng Hành và những nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam?
Xin kính chúc các độc giả và Nhà đầu tư một năm mới hạnh phúc, sức khỏe và thành công!
Xin cảm ơn ông!
Theo ông điều gì đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng khá mạnh trong năm 2013? Sự tích cực này có được giữ vững trong năm 2014?
Mức tăng trưởng 22% năm 2013 của TTCK Việt Nam, đứng thứ 2 khu vực sau Nhật Bản là một thành công khá bất ngờ trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm.
Các nhân tố chính góp phần vào sự tăng trưởng này là do ổn định kinh tế vĩ mô với lạm phát thấp, tỷ giá ổn định củng cố lòng tin để nhà đầu tư ngoại rót vốn vào TTCK Việt Nam.
Bên cạnh đó, định giá tương đối của TTCK Việt Nam so với khu vực được coi là rẻ (hay nói cách khác là thị trường khu vực đã lên quá cao so với Việt Nam) với PE trung bình 10-12 so với 16-20 của khu vực.
Ngoài ra, các kênh đầu tư truyền thống cho nhà đầu tư nội địa trở nên kém hấp dẫn: vàng rớt giá 25% và rủi ro giảm giá cao; bất động sản giảm giá và chưa thấy cơ hội lên giá; lãi suất tiết kiệm giảm xuống mức gần bằng lạm phát - làm cho TTCK trở thành kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều công ty có lãi trên 15% và trả cổ tức cao.
Các yếu tố này vẫn tiếp tục là yếu tố tích cực trong năm 2014. Riêng bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi và sẽ tạo những biến động trên TTCK Việt Nam trong năm 2014. Kinh tế Mỹ và châu Âu phục hồi nhanh hơn dự kiến với lãi suất tăng và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam.
Việc kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn dự đoán là yếu tố chính để FED giảm quy mô gói QE3 và kế hoạch chấm dứt vào 2014. Việc này thực chất sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư vào các TTCK mới nổi, trong đó có Việt Nam. Goldman Sachs đã đưa ra khuyến cáo các nhà đầu tư rút vốn khỏi các TTCK mới nổi và đánh giá tiềm năng lợi nhuận từ các thị trường này sẽ sụt giảm đáng kể trong tương lai 10 năm tới. Ngân hàng trung ương các nước trong thị trường mới nổi đang bàn luận về các chính sách để giảm thiểu anh hưởng của yếu tố này nếu nó xảy ra. Lý do chính là giá vốn USD cho nhà đầu tư sẽ tăng và khả năng sinh lời cao tại các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu tương đối so với rủi ro đầu tư tại các TTCK mới nổi, sẽ làm các nguồn vốn này chảy ngược về (close to home strategy). Do đó tôi dự đoán TTCK Việt Nam sẽ có nhiều biến động trong năm 2014 từ yếu tố này.
Ông có dự báo gì về TTCK Việt Nam trong năm 2014? Nhà đầu tư có thể đón nhận những cơ hội hoặc thử thách nào trong năm 2014?
Theo tôi, TTCK Việt Nam năm 2014 vẫn có xu hướng tăng. Tôi kỳ vọng nội lực của Việt Nam đủ mạnh để trung hòa được với chiều hướng giảm của nguồn vốn ngoại có thể rút ra. Thêm vào đó, kỳ vọng vào chính sách cho giao dịch các sản phẩm phái sinh trên TTCK, nới room cho nhà đầu tư ngoại sẽ được áp dụng trong năm nay. Các chính sách này sẽ cải thiện đáng kể thanh khoản của thị trường và thu hút nguồn vốn ngoại mới đỏ vào TTCK Việt Nam.
TTCK Việt Nam năm 2014 sẽ có nhiều biến động nên các nhà đầu tư phải hết sức thận trọng và nhanh nhạy với các tin tức thị trường cả trong nước và ngoài nước. Đầu tư giá trị vẫn là nền tảng cho chiến lược đầu tư. Với sự phục hồi của kinh tế thế giới, khối cổ phiếu dầu khí và công nghệ sẽ tiếp tục có triển vọng tốt. Khối nông nghiệp: cao su, mía đường... sẽ có cơ hội bứt phá đi lên. Các cổ phiếu ngành tiêu dùng sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn trước nhưng vẫn đảm bảo giá trị về lâu dài.
Các cơ hội đầu tư mới năm nay là quỹ mở và sản phẩm phái sinh. Quỹ mở với chiến lược đầu tư thích hợp theo từng thời điểm chuyển dịch giữa cổ phiếu và trái phiếu sẽ có cơ hội tăng trưởng cao hơn VN-Index đáng kể.
Ông nhận định thế nào về kinh tế Việt Nam năm 2014? Những thuận lợi và khó khăn gì đang đợi các doanh nghiệp ở phía trước?
Tôi đánh giá năm 2014 sẽ là năm nhiều thử thách cho kinh tế Việt nam. Tăng trưởng năm 2013 của chúng ta chủ yếu nhờ vào xuất khẩu của khối ngoại và kích cầu của chính phủ. Với chính sách cân bằng tài khóa và quản lý chặt đầu tư công của Quốc hội, khả năng kích cầu của chính phủ tương đối hạn chế trong 2014. Sẽ cần phải huy động nội lực trong dân để đầu tư phát triển kinh tế. Đặc biệt trong đầu tư xây dựng hạ tầng.
Các doanh nghiệp sẽ có thuận lợi năm nay là lãi suất sẽ tiếp tục giảm. Thử thách lớn là thị trường và nhu cầu bị thu hẹp.
Hiện nay, trên cả 2 Sở Giao dịch chứng khoán HOSE và HNX đã đưa vào vận hành nhiều bộ chỉ số mới. Theo ông, các bộ chỉ số này sẽ đem lại những hiệu quả gì cho TTCK Việt Nam?
Các bộ chỉ số này là tiền đề để các quỹ đầu tư lập các ETF. Các yếu tố kỹ thuật này sẽ thuận lợi cho việc cải thiện thanh khoản của thị trường. Tôi hy vọng chính sách về sản phẩm phải sinh sẽ sớm ra đời và thị trường có thể tạo lập các Chứng khoán phái sinh trên bộ chỉ số này, ví dụ như chỉ số tương lai (index future), quyền chọn mua/bán ... Khi đó thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện tốt hơn nhiều.
Ông đánh giá như thế nào về việc Nghị định 55 quy định việc nới room dành cho nhà đầu tư nước ngoài sắp được ban hành? Ảnh hưởng của chính sách này tới TTCK năm 2014.
Tôi tin tưởng Nghị định này sẽ được công bố trong quý 1 năm nay. Thực ra thị trường đã tính yếu tố này vào giá và ta đã thấy có tăng giá đáng kể các mã cổ phiếu có liên quan khi có thông tin không chính thức hồi cuối tháng 12 về việc nới room.
Theo tôi, sẽ không có biến động gì lớn khi Nghị định này có hiệu lực. Nhiều khả năng là room đó sẽ được lấp đầy ngay sau đó. Đây chỉ là yếu tố kỹ thuật nên ảnh hưởng sẽ nhỏ và ngắn hạn.
Thị trường kỳ vọng vào những chính sách và chiến lược phát triển cơ bản hơn và lâu dài hơn. Thí dụ như phát hành cổ phiếu không quyền biểu quyết (non-voting stock), hoặc chứng khoán phái sinh như chứng chỉ cổ phần không quyền biểu quyết (non-voting depositary receipt).
Có ý kiến cho rằng, quá trình tái cấu trúc CTCK được cho là sẽ tạo cơ hội M&A tốt cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý. Ông có nhận định gì về vấn đề này?
Tôi không nghĩ vậy! Thị trường Việt Nam luôn có những đặc trưng của mình. Đã có tiền đề những CTCK quản lý bởi CTCK nước ngoài nhưng không thành công tại Việt Nam và phải trả giá khá đắt. Sẽ hiệu quả hơn cho các CTCK nước ngoài nếu sử dụng dịch vụ của các CTCK Việt nam có cơ sở hạ tầng tốt và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Cổ phiếu bị "làm giá" là nhận định của nhiều nhà đầu tư trước tình trạng nhiều cổ phiếu tăng khá nóng trong năm 2013. Theo ông, làm thế nào để nhà đầu tư nhận biết được dấu hiệu cổ phiếu bị làm giá và tránh bị thua thiệt khi đầu tư vào các cổ phiếu này?
Chúng ta hoạt động theo cơ chế thị trường nên những điều này khó đánh giá thực hư ra sao cho đến khi có những kết luận của cơ quan quản lý. Để giải quyết được cơ bản yếu tố kỹ thuật của thị trường, cần phải có đủ công cụ để nhà đầu tư có thể quản lý rủi ro khi thị trường chạm mức "mua quá cao" hoặc "bán quá thấp", đó là sản phẩm phái sinh như mua bán tương lai, quyền chọn mua/bán.
Đối với các nhà đầu tư, để tránh thua thiệt nên chọn chiến lược đầu tư thích hợp cho mình. Nếu là đầu tư dài hạn thì phải chọn những cổ phiếu đảm bảo tiêu chí về giá trị như tỷ lệ lợi nhuận, tăng trưởng, dòng tiền. Nếu đầu tư ngắn hạn kiểu lướt sóng, cần lưu ý các yếu tố kỹ thuật, đặc biệt là thanh khoản.
Nhân dịp Tết đến, ông có lời chúc gì đến độc giả của Người Đồng Hành và những nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam?
Xin kính chúc các độc giả và Nhà đầu tư một năm mới hạnh phúc, sức khỏe và thành công!
Xin cảm ơn ông!
Theo Bình Minh
NDH
Theo NDH
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
Từ Khóa: