MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường giảm sâu, nhà đầu tư bắt đáy

Nỗi sợ hãi đã "đánh bạt" lòng tham khi việc xả hàng bằng mọi giá để tìm cơ hội mua vào trong đợt tháo chạy. Chính diễn biến này khiến thị trường lao dốc mạnh, nhưng thanh khoản vẫn duy trì mức tốt.

Chỉ số VN-Index rớt điểm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần với mức giảm đến 2,23% xuống 573,38 điểm; HNX-Index còn giảm mạnh hơn với 3,2% xuống 80,46 điểm. Tuy nhiên, trong bối cảnh tiền vẫn còn ở lại thị trường, tâm lý giới đầu tư vẫn đang hưng phấn thì hoạt động bắt đáy sẽ làm giảm bớt lo ngại về khả năng giảm sâu cho thị trường.

Quan sát trên thị trường, tốc độ sụt giảm diễn ra trên diện rộng khiến tất cả nhóm ngành đều giảm điểm. Việc thiếu vắng thông tin hỗ trợ cũng như mức sinh lời có được đang khá hấp dẫn đã khiến áp lực xả hàng tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm qua. Các mã cổ phiếu chủ chốt như GAS, MSN, VIC, VCB, STB, PVD, HAG, BID, CTG, ACB, KLS... đều bị thoát hàng mạnh và kéo chỉ số lùi sâu.

Lực bắt đáy trở lại

Lực bán tăng mạnh đã kích thích NĐT đổ tiền vào cả 2 sàn. Trên sàn HoSE, khối lượng giao dịch khớp lệnh tăng 22% đạt 142 triệu đơn vị. Trong khi đó, trên sàn HNX, khối lượng giao dịch cũng tăng 21,5% lên 89,3 triệu đơn vị. Khối lượng trên cả 2 sàn đều tương đương với mức trung bình 20 phiên trước đó.

Một tín hiệu tiêu cực phát đi trong phiên giao dịch hôm qua, là áp lực chốt lời đang rất mạnh, bên cạnh đó khối ngoại quay đầu bán ròng có thể khiến giới đầu tư lo lắng. Tuy vậy, dòng tiền bắt đáy đã bắt đầu hoạt động năng nổ hơn, tâm lý giới đầu tư vẫn đang hưng phấn thì điều này sẽ làm giảm bớt lo ngại về khả năng giảm sâu cho thị trường.

Trước khi bị giảm sâu, thị trường được nâng đỡ bởi cổ phiếu GAS và một số mã trụ khác như PVT, CII, BVH. Sang buổi chiều, tất cả những trụ cột này đều bị bẻ gãy khiến thị trường đã thực sự "rơi tự do" khi những mã cổ phiếu này đều bị xả hàng.

Trong phiên này, nỗi sợ hãi đã "đánh bạt" lòng tham khi việc xả hàng bằng mọi giá để tìm cơ hội mua vào trong đợt tháo chạy. Chính diễn biến này khiến thị trường lao dốc mạnh, nhưng thanh khoản vẫn duy trì mức tốt.

Trụ cột bất động sản giao dịch với nhiều triệu cổ phiếu là FLC, ITA, HAG vẫn chễm chệ ngôi nhất, nhì, ba về thanh khoản trên HoSE, nhưng cũng không nằm ngoài xu thế giảm chung của sàn, với mức giảm lần lượt 3,2, 4,8 và 4,4%

FLC khớp được gần 10 triệu cổ phiếu. Một số mã giảm sàn phải kể đến là LCG, MCG, MPC, NBB, PXL, PTL… Trong đó, giảm mạnh nhất là OGC (-,4%); PPC (-5,2%); STB (-5,16%); MSN (-4,9%)…, những mã có mức giảm nhẹ hơn trong nhóm thì mức giảm cũng hơn 2% như PGD (-2%); DRC (-2,1%); VIC và VCB cùng giảm 2,61%...

Chỉ số HNX-Index cũng giảm 3,2% (2,66 điểm) về 80,46 điểm, thanh khoản vẫn ở mức tốt, thậm chí còn cao hơn so với cuối tuần trước, đạt 888,84 tỷ đồng. Với 95,4 triệu cổ phiếu giao dịch, dẫn đầu vẫn là PVX, SHB vẫn được hấp thụ tốt, khối lượng khớp được đạt gần 14 triệu và 11 triệu cổ phiếu.

"Lòng tham" và "nỗi sợ hãi"

Giới đầu tư xuống tiền hôm nay tin rằng thị trường sẽ giống trước đó, sẽ nhanh chóng phục hồi sau phiên điều chỉnh. Rất có thể, phiên điều chỉnh hôm nay chỉ là phiên điều chỉnh kỹ thuật, cần thiết để thị trường chinh phục đỉnh cao mới, mà mốc gần nhất là đỉnh cao của 5 năm 630 điểm.
Tuy nhiên, thị trường có thể đối mặt với lượt giải chấp cao nếu gap tăng này bị chính thức bị bẻ gãy, với tỷ lệ margin cao, lên tới hơn 6.000 tỷ đồng. Theo đó, áp lực giải chấp sẽ tăng lên trong các phiên tới và khi đó, đà lao dốc của thị trường sẽ còn mạnh hơn.

Diễn biến của thị trường vẫn luôn bất ngờ và chưa thể đoán biết "lòng tham" của những NĐT xuống tiền hôm nay sẽ được đền đáp, hay "nỗi sợ hãi" của những người ra hàng là "sáng suốt".
Thực tế, thị trường luôn có những bất ngờ đầy kịch tính, mà không giống như suy nghĩ của đám đông hay sự phức tạp của giới phân tích. Thị trường luôn luôn đúng, khi nhiều tiền đổ vào sẽ tăng, ít tiền thì bắt buộc phải giảm, đó là những kịch bản hấp dẫn mà chẳng ai lường trước được.

Thực tế, khi thị trường tăng, khó có NĐT nào kìm hãm được lòng tham mà không mua vào. Đến khi thị trường giảm điểm, lúc ấy sẽ chứng tỏ bản lĩnh kiếm tiền, làm giàu là ở đây.
Hầu như không có sự hoảng loạn, xả hàng bằng mọi giá mà những cổ phiếu có lợi nhuận tốt, chưa tăng chẳng ai lại vội bán giá sàn. Dù sao đi nữa, khi thị trường giảm điểm, bắt buộc NĐT phải giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhất định, nên mức độ điều chỉnh như trên rất hợp lý.

Đã có thông tin cho rằng lượng tiền sử dụng đòn bẩy rất cao, lên tới 300 triệu USD, nhưng chưa có một nguồn chính thức nào thông báo chính xác về điều này.

Sức hút của thị trường vẫn hấp dẫn, nhưng đà tăng của thị trường đang có những biến động mạnh, bất ngờ và phân hóa sâu sắc. Một số trụ cột như MSN, VNM, GAS, BVH... vẫn được kích thích để thu hút NĐT. Điều này đã góp phần giảm bớt áp lực với cung hàng giá thấp và trở thành điểm tích cực cho thị trường.

Tuy nhiên, áp lực xả hàng đối với những cổ phiếu tăng nóng là rất lớn, nên ITA, PVX, SHB, HAG... đều phải giảm mạnh. Chỉ khi nào có dòng tiền mạnh hơn hiện tại mới có thể giúp giá cổ phiếu trụ vững ở mức cao.

Cũng như chỉ số VN-Index muốn vượt qua ngưỡng 600 điểm có thể phải cần đến nhiều nghìn tỷ đồng cùng đổ vào thị trường mới có thể đưa giá tăng cao. Điều đó cần thời gian tích lũy và dòng tiền mới đủ sức hấp thụ hết lực cung giá cao.

Như vậy, sau nhiều tuần sôi động, thị trường, NĐT và cả dòng tiền muốn được nghỉ ngơi để có đủ sức mạnh bước vào cuộc chơi mới. Bởi trên phương diện kỹ thuật, vẫn chưa có điểm đảo chiều xu hướng nhưng tín hiệu kỹ thuật cảnh báo sự rung lắc sẽ rõ nét hơn và các CTCK chủ yếu đưa ra khuyến nghị nên hạn chế giao dịch nhiều trong giai đoạn này.


Nhóm cổ phiếu bluechips vẫn duy trì được đà tăng ổn định, làm trụ đỡ cho toàn thị trường. Trong khi đó, dòng tiền đầu cơ có xu hướng đổ mạnh vào các mã thuộc dòng chứng khoán và bất động sản nhờ kỳ vọng về các chính sách mới. Thanh khoản có dấu hiệu giảm đáng kể so với tuần trước, tuy nhiên, vẫn con số ấy vẫn duy trì ở mức khá cao, nên vẫn còn hy vọng thị trường sẽ bật tăng trở lại.

Theo Sơn Long

thanhhuong

Thời báo kinh doanh

Trở lên trên