Trông gì ở cục tiền nghìn tỉ?
Tiền để trong tài khoản không có nghĩa là mua. Đó chỉ là cầu tiềm năng. NĐT thận trọng nên cũng cần có xu hướng chắc chắn thì họ mới mua.
- 16-05-2013Sức ép 7.000 tỷ đồng
- 15-05-2013Nhà đầu tư “để không” hơn 7.000 tỷ đồng tiền mặt tại các CTCK
- 20-05-2013Dự thảo kế toán mới: Tránh làm giá trị thực của CTCK bị thổi phồng
- 20-05-2013Công ty chứng khoán có hơn 16.600 tỷ gửi ngân hàng: Đau đầu vì "nhiều tiền"
Thấy vậy mà không phải vậy
Theo thống kê, 10 CTCK có thị phần nằm trong Top 10 quý
I/2013 trên HSX có số tiền gửi của NĐT về giao dịch CK tại 10 CTCK này là 3.422
tỉ đồng. Nếu thống kê cả con số gần 100 CTCK hiện nay thì con số sẽ cao hơn.
Con số hàng ngàn tỉ đồng tiền gửi của NĐT để trong tài khoản nói lên điều gì?
Theo phân tích của một chuyên gia trong ngành thì với con số trên không hẳn đây đã là số tiền gửi của NĐT để giao dịch cổ phiếu cả. Mà trong đó còn bao gồm cả tiền gửi của các tổ chức để đầu tư vào trái phiếu (đầu tư trái phiếu cần lượng tiền lớn).
Nhìn sang thị trường trái phiếu (nhất là trái phiếu Chính
phủ) quý I rất sôi động trên thị trường sơ cấp. Chỉ riêng Kho bạc Nhà nước từ
đầu năm 2013 đến nay đã huy động được tới 78.274 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ
qua hình thức đấu thầu. Đề cập tới điều này để thấy rằng nếu trừ đi số tiền để
đầu tư vào trái phiếu thì số tiền dành cho CP cũng không phải là lớn.
Thêm vào đó, số tiền còn lại dành cho CP cũng là tiền ở dạng tiềm năng. “Tiền để trong tài khoản không có nghĩa là mua đâu. Đó chỉ là cầu tiềm năng thôi. NĐT thận trọng nên cũng cần có xu hướng chắc chắn thì họ mới mua” - chuyên gia này nói.
Nhưng NĐT không rút ra mà để trong tài khoản có phải họ kỳ
vọng sự bứt phá của thị trường để chờ giải ngân? Trả lời câu hỏi này, vị chuyên
gia này khẳng định ngay là không. Theo giải thích thì tiền còn trong tài khoản
vì hiện lãi suất kỳ hạn ngắn rất thấp trong khi cơ hội ngắn hạn vẫn có cho nên
NĐT không chọn gửi kỳ hạn tại các NH.
Có thể lấy kỳ hạn 1-3 tháng ra so sánh thì thấy lãi suất tiền gửi chỉ hơn lãi suất không kỳ hạn một chút nên không hấp dẫn NĐT. “Còn nếu để đó đánh lướt ngắn hạn qua ngày có khi còn lợi hơn. Nhưng thị trường mơ gì với cục tiền tỉ trong tài khoản đấy” - vị này chốt lại.
Tin tốt là tiền vẫn vào thị trường
Mấy phiên giao dịch gần đây thanh khoản trên cả hai sàn được
cải thiện khá tốt, trên mốc 1.500 tỉ đồng. Nếu lấy con số này để định lượng thì
số tiền như đã nói ở trên tính tất cả các CTCK nếu ở mức khoảng 7.000 tỉ đồng
thì vị chuyên này cho rằng, chỉ đủ thanh khoản cho thị trường trong vòng 1
tuần.
“Số tiền trên cũng còn là ít nếu so sánh với năm 2012” - vị chuyên gia nói. Dù thế, nói đi cũng phải nói lại, với số tiền trên nếu “vốn mồi” tốt thì có thể tạo hiệu ứng tâm lý tích cực cho thị trường với điều kiện có thêm thông tin tốt hỗ trợ để đẩy thị trường đi lên.
Liên hệ sang phiên giao dịch ngày 23.5, hai sàn đảo chiều nhưng phần nhiều mang tính kỹ thuật do hiện tượng chốt lời trong ngày T+3. Nhưng điều tích cực là dòng tiền vẫn tốt, với thanh khoản trên cả hai sàn đạt trên 1.686 tỉ đồng. Hiện nay, thị trường khó có sức để hình thành xu hướng tăng mạnh, bởi các thông tin hỗ trợ như VAMC đã được công bố và phải đi vào hoạt động thực tế mới cho kết quả, hỗ trợ từ kết quả kinh doanh quý đã hết, CPI giới đầu tư đã đoán được phần nào qua chỉ số lạm phát hai đầu đất nước.
Thị trường chờ đợi các giải pháp thúc đẩy kinh tế, nhưng các giải pháp không phải sẽ có ngay trong ngày một ngày hai. Hiện xu hướng được nhiều nhận định ủng hộ là có thể thị trường sẽ đi ngang dao động tích lũy trong sự phân hóa giữa các nhóm CP.
Theo Lưu Thủy