MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trước giờ giao dịch 7/7: Với niềm tin của nhà đầu tư, nhóm ngân hàng có điều chỉnh thì các cp khác sẽ tăng giá hỗ trợ

Theo CTCK IVS, nhìn thực tế nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có bước tăng khá mạnh nên luôn chịu áp lực điều chỉnh ngắn hạn.

Sắc xanh được duy trì trong suốt phiên giao dịch, thị trường có sự trồi sụt trong phiên nhưng đóng cửa, VNIndex vẫn đạt mức cao nhất. Cụ thể, chỉ số sàn HOSE tăng 8,79 điểm lên 625,22 điểm tương đương 1,43% trong khi HNIndex tăng 1,76 điểm lên 89,47 điểm tương ứng 2%. Dòng tiền vào thị trường vẫn rất tốt, thanh khoản sàn HO đạt gần 172 triệu cổ còn trên HA là 65 triệu cổ, tổng giá trị giao dich gần 3.900 tỷ đồng.

Dòng tiền lan tỏa tạo sự tăng điểm không chỉ ở dòng ngân hàng mà còn có bảo hiểm, bất động sản, dầu khí. Như vậy, VNIndex đã có chuỗi ba phiên liên tiếp đều tăng điểm mạnh.

Nhìn thực tế nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có bước tăng khá mạnh nên luôn chịu áp lực điều chỉnh ngắn hạn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này dường như niềm tin của NĐT đang ở mức khá cao nên nhóm ngân hàng có điều chỉnh thì các cổ phiếu khác tăng giá sẽ hỗ trợ.

Theo CTCK IVS, nhìn thực tế nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có bước tăng khá mạnh nên luôn chịu áp lực điều chỉnh ngắn hạn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này dường như niềm tin của NĐT đang ở mức khá cao nên nhóm ngân hàng có điều chỉnh thì các cổ phiếu khác tăng giá sẽ hỗ trợ.

Khối ngoại mua ròng nhẹ 38,6 tỷ đồng phiên qua trên HO, các mã được mua ròng là MSN 29,7 tỷ; CTG 14,5 tỷ; ST 13,6 tỷ; PVD 10 tỷ; BVH 8,7 tỷ…Ngược lại các mã bị bán ròng có HAG 33,3 tỷ; KBC 15,6 tỷ; KDC 11,4 tỷ; VIC 9,8 tỷ; NT2 9,5 tỷ…

Sàn HA được mua ròng mạnh 35,7 tỷ với các mã PVS 11,4 tỷ; VND 9 tỷ; VCG 5,7 tỷ; IVS 3,6 tỷ; NDN 3,6 tỷ; PCT 3,4 tỷ… và bán ra PVC 9 tỷ; BCC 1,5 tỷ…

Cổ phiếu đáng chú ý

KBC: Tăng 1.000đ (6,3%) lên 16.800đ

Phiên giao dịch hôm nay KBC đã có sự bứt phá khá mạnh với mức tăng lên tới 6,3% và là mức tăng mạnh nhất của cổ phiếu trong nhiều tháng trở lại đây. Kết thúc phiên giao dịch, KBC dừng tại 16.800đ, kém 100đ so với mức giá cao nhất trong phiên. Thanh khoản cổ phiếu tăng mạnh lên gần 7,5 triệu đơn vị và đây là KLGD cao nhất trong 2 tháng trở lại đây.

HAG: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ( HAG ) thông báo Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi phương án mua cổ phiếu quỹ.

Theo nội dung nghị quyết này, HĐQT công ty thống nhất thông qua việc tạm ngưng mua lại cổ phiếu quỹ theo phương án đã được HĐQT thông qua ngày 13/5/2015.

CSM: Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina - CSM ) công bố thông tin về việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông.

Căn cứ Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2015, tỷ lệ cổ tức năm 2014 của Casumina được ấn định ở mức 35%, trong đó 25% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Theo đó, CSM quyết định phát hành thêm 6,7 triệu cổ phiếu để chi trả 10% cổ tức cho cổ đông. Nguồn vốn lấy từ LNST chưa phân phối theo BCTC kiểm toán 2014.

Ngày chốt danh sách cổ đông dự kiến 24/7/2015.

NDN: CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã CK: NDN ) đã thông qua nghị quyết HĐQT về kết quả kinh doanh quý 2/2015 .

Theo đó, riêng quý 2/2015 doanh thu đạt 69,3 tỷ đồng, tăng 38% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 17,646 tỷ đồng, tăng mạnh 79% so với quý 2/2014.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2015, công ty đạt doanh thu gần 155 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 28,67 tỷ đồng, tăng 151%.

DBC: Theo thông tin từ Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam ( DBC ), 6 tháng đầu năm công ty ước đạt khoảng 50% kế hoạch đã được ĐHCĐ thông qua.

Không đưa ra con số cụ thể, có thể ước tính lợi nhuận, doanh thu của DBC nửa đầu năm 2015 thông qua kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất cả năm lần lượt 7.962 tỷ đồng và 217 tỷ đồng.

Tin kinh tế đáng chú ý

Theo đánh giá của DBS - Công ty nghiên cứu hàng đầu Singapore, năm 2014 Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á nhờ ngành sản xuất. Trong đó, công nghiệp điện tử là ngành mũi nhọn với mục tiêu trở thành công xưởng của thế giới.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng với 1% biên độ tỷ giá vừa được tăng thêm không đủ bù cho sự trượt giá mạnh của đồng euro và yên khiến các DN xuất khẩu đang lao đao. Đối với xuất khẩu thủy sản, thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật Bản chiếm phần lớn, nhưng vừa qua, khi đồng USD tăng giá thì euro và yên lại giảm giá mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến DN xuất khẩu thủy sản.

Hải Long

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên