Ts.Trần Đình Thiên: Khối FDI đang lớn lên "theo cách không bình thường"
Ngay trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đang tốt lên thật, nhưng không phải nhờ doanh nghiệp nội, mà là do khối FDI. Xuất khẩu cũng vậy...
Phát biểu tại buổi công bố "Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam" với chủ đề "Những ràng buộc đối với tăng trưởng", Ts. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam bày tỏ lo ngại về những yếu tố thành phần đang "có vấn đề" trong tổng thể các chỉ số chung đang tốt lên. Ông Thiên đưa ra ví dụ, ngay trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đang tốt lên thật, nhưng không phải nhờ doanh nghiệp nội, mà là do khối FDI. Xuất khẩu cũng vậy.
Ông Thiên cho rằng doanh nghiệp FDI đang lớn lên "theo cách không bình thường". Trong khi doanh nghiệp nội đang bị ràng buộc về thể chế, thì khối FDI có vẻ thoải mái hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh với những chính sách ưu đãi.
Vậy, những ràng buộc tăng trưởng đã nêu ra đã trở thành hệ thống mà mãi không thoát ra được. Liệu chúng ta có quyết liệt đổi mới để tháo gỡ vấn đề được không? - Ông Trần Đình Thiên trăn trở.
[Xem thêm: Tăng trưởng của nền kinh tế bị vướng 7 ràng buộc]
Về khả năng ứng phó của nền kinh tế với các cú sốc, Ts. Lê Đăng Doanh đề nghị cần có những phân tích, đánh giá rõ nét hơn để có những kịch bản hành động phù hợp, giảm thiểu rủi ro nếu có những cú sốc xảy ra. Ông Doanh cũng đặt câu hỏi về "sức sống" của doanh nghiệp Việt, liệu rằng có bao nhiêu doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam đã không tự sống được và đã rơi vào tay Nhà đầu tư nước ngoài?
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cần phải đánh giá lại, ông Doanh nhấn mạnh. Thông thường, thị trường chứng khoán được coi là tấm gương phản ánh nền kinh tế. Nhưng với vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển nước ta, kinh tế chưa có gì biến động mà thị trường chứng khoán đã có những cơn xáo động mạnh.
"Tái cơ cấu" một lần nữa được các chuyên gia đưa ra. Liệu Việt Nam có đủ quyết tâm để có được một cuộc đổi mới mạnh mẽ như giai đoạn 1986 - 1990?
Ông Thiên cho rằng doanh nghiệp FDI đang lớn lên "theo cách không bình thường". Trong khi doanh nghiệp nội đang bị ràng buộc về thể chế, thì khối FDI có vẻ thoải mái hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh với những chính sách ưu đãi.
Vậy, những ràng buộc tăng trưởng đã nêu ra đã trở thành hệ thống mà mãi không thoát ra được. Liệu chúng ta có quyết liệt đổi mới để tháo gỡ vấn đề được không? - Ông Trần Đình Thiên trăn trở.
[Xem thêm: Tăng trưởng của nền kinh tế bị vướng 7 ràng buộc]
Về khả năng ứng phó của nền kinh tế với các cú sốc, Ts. Lê Đăng Doanh đề nghị cần có những phân tích, đánh giá rõ nét hơn để có những kịch bản hành động phù hợp, giảm thiểu rủi ro nếu có những cú sốc xảy ra. Ông Doanh cũng đặt câu hỏi về "sức sống" của doanh nghiệp Việt, liệu rằng có bao nhiêu doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam đã không tự sống được và đã rơi vào tay Nhà đầu tư nước ngoài?
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cần phải đánh giá lại, ông Doanh nhấn mạnh. Thông thường, thị trường chứng khoán được coi là tấm gương phản ánh nền kinh tế. Nhưng với vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển nước ta, kinh tế chưa có gì biến động mà thị trường chứng khoán đã có những cơn xáo động mạnh.
"Tái cơ cấu" một lần nữa được các chuyên gia đưa ra. Liệu Việt Nam có đủ quyết tâm để có được một cuộc đổi mới mạnh mẽ như giai đoạn 1986 - 1990?
Ngọc Lan