VAMC đi vào hoạt động sẽ không tạo cú hích lớn đối với thị trường chứng khoán
Có nhiều khu vực mà VAMC không chạm tới, ví dụ nợ xấu của các Doanh nghiệp Nhà nước mà không có tài sản đảm bảo.
Chỉ còn khoảng hơn 10 ngày nữa (ngày 9/7) Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ chính thức đi vào hoạt động. Liệu nó có tạo cú hích đối với thị trường chứng khoán hiện nay hay không? Xoay quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc phân tích Quỹ SHF.
Theo
ông VAMC đi vào hoạt động sẽ tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán
trong tháng 7 nói riêng và TTCK trong năm nay nói chung?
Những ảnh hưởng tích cực từ việc thành lập VAMC đã phản ánh vào sự tăng trưởng 20% của thị trường chứng khoán từ đầu năm tới nay, cho nên tôi không kỳ vọng việc VAMC chính thức hoạt động sẽ tạo ra một cú hích lớn tương tự trong ngắn hạn.
Xét về trung hạn, VAMC chỉ là một phần của
những giải pháp giúp Việt
Có nhiều khu vực mà VAMC không chạm tới, ví dụ nợ xấu của các Doanh nghiệp Nhà nước mà không có tài sản đảm bảo, và bản thân VAMC cũng không chú trọng vào liệu pháp “shock” mà sử dụng giải pháp mua thời gian, giúp các ngân hàng có khoảng thời gian 5 năm để xử lý nợ xấu.
Hiểu theo ý nghĩa như vậy thì sẽ không có một sự hồi phục thần kỳ mà là một quá trình chuyển biến dù tích cực, ít rủi ro hơn nhưng cũng chậm chạp hơn của nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó và với định giá hiện tại, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi, nhưng sẽ không phải là những cơn sóng thần, và nếu có những đợt tăng mạnh tạo ra bởi sự lạc quan thái quá của thị trường thì cũng chỉ là trong ngắn hạn, còn xu thế chung của thị trường sẽ không tách khỏi xu thế chung của nền kinh tế.
Ông
có nghĩ rằng VAMC đi vào hoạt động sẽ tác động trực tiếp hay nói một cách khác
là cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi không?
Vấn đề của cổ phiếu ngân hàng hiện nay là sự thiếu minh bạch. Khi thông tư 02 tạm hoãn thì nhà đầu tư cũng không biết được thực chất nợ xấu của ngân hàng và không thể đánh giá chính xác giá trị của ngân hàng nên sẽ do dự khi mua cổ phiếu.
Vấn đề thứ hai là sự suy giảm lợi nhuận, xuất phát chủ yếu từ sự suy giảm tăng trưởng tín dụng, cũng như việc tất toán nguồn vốn từ huy động và cho vay vàng dẫn tới sự thu hẹp bảng cân đối tài sản ở một số ngân hàng lớn.
Thông qua VAMC, các ngân hàng sẽ có khả năng tiếp cận nguồn vốn tái cấp vốn nhưng hiện nay nguồn này có lãi suất cũng cao (7%/năm), trong khi đó ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng tối thiếu 20%/năm mệnh giá trái phiếu và đầu ra tín dụng thì vẫn hạn chế.
Cho nên, tôi cho rằng tác động tích cực sẽ không lớn trong ngắn hạn, và sẽ tập trung vào các ngân hàng đã sớm thực hiện tái cấu trúc.
Bên cạnh việc sử dụng VAMC để xử lý nợ xấu, tôi cho rằng một biện pháp rất quan trọng khác là việc tái cấu trúc các tổ chức tín dụng và nâng cao vốn chủ sở hữu (thông qua phát hành thêm cổ phiếu, bán cho đối tác nước ngoài hoặc nhà nước hỗ trợ) sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và nó cũng có thể dẫn tới sự pha loãng cổ phiếu ngân hàng.
Vậy
ông có nghĩ rằng ưu điểm hiện nay của TTCK Việt Nam chính là cổ phiếu giá rẻ
không?
Với định giá P/E hiện nay khoảng 13.5 – 14 lần và một tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cổ phiếu là 15%/năm, tôi cho rằng cổ phiếu nói chung chỉ còn hơi rẻ, chứ không phải là rẻ như 6 tháng hay 1 năm trước.
Dù vậy thì thị trường nói chung còn có thể tăng 10% từ mức hiện nay mà vẫn chưa đắt.
Xét trong quá trình phục hồi kinh tế, sự hấp dẫn của các kênh đầu tư khác cũng như thói quen đầu tư của nhà đầu tư trong nước thì sẽ không ngạc nhiên nếu cổ phiếu trở nên đắt mà vẫn có nhiều người sẵn sàng mua.
Xin
cảm ơn ông!
Khánh Linh (thực hiện)