MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vocarimex 'bán rẻ như cho' phần vốn tại công ty sản xuất Dầu ăn Neptune?

Đến cuối năm 2013, khoản đầu tư của Vocarimex vào Cái Lân có giá trị số sách là 373 tỷ đồng, tương đương 17,4 triệu USD.

Thị trường dầu ăn Việt Nam hiện có khá nhiều doanh nghiệp tham gia nhưng chỉ Cái Lân và Tường An là có thị phần đáng kể. Theo số liệu được công ty chứng khoán HSC trích dẫn, hiện Cái Lân đứng đầu 37,3% thị phần, Tường An đứng thứ 2 với 22,8% thị phần.

Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) được hình thành trên cơ sở liên doanh giữa Tập đoàn Dầu cọ Wilmar International và Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực Việt Nam – Vocarimex; vốn góp tương ứng của mỗi bên là 68% và 32%. Cái Lân sở hữu nhiều thương hiệu như Neptune, Simply, Cái Lân, Meizan…

Với lợi nhuận rất ấn tượng, hàng năm Cái Lân đều chia cho Vocarimex vài chục tỷ đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, ngay trước khi cổ phần hóa, Vocarimex đã chuyển nhượng bớt 8% cổ phần của Cái Lân, thu về 8 triệu USD. Mức giá giao dịch của Vocarimex định giá Cái Lân ở mức 100 triệu, tương đương hơn 2.100 tỷ đồng.


Câu hỏi được đặt ra liệu mức giá hơn 2.100 tỷ đồng cho Calofic có quá rẻ?

Đến cuối năm 2013, khoản đầu tư của Vocarimex vào Cái Lân có giá trị số sách là 373 tỷ đồng, tương đương 17,4 triệu USD. Việc bán bớt 8% cổ phần với giá 8 triệu USD giúp Vocarimex thu về một khoản lợi nhuận vào khoảng 3,65 triệu USD.

Mặc dù giá bán cao hơn nhiều so với giá trị đầu tư nhưng dường như Vocarimex đã bán số cổ phần trên với giá khá rẻ.

So sánh với Tường An, doanh nghiệp này đạt doanh thu hơn 4.000 tỷ/năm và LNST thuế năm ngoái đạt 66 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu của Cái Lân là hơn 10.000 tỷ/năm và LNST năm ngoái là 490 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, vốn hóa thị trường của Tường An hiện đạt 883 tỷ đồng, bằng hơn 40% giá trị của Cái Lân dù lợi nhuận chỉ bằng 1/7.

Hiện Tường An được giao dịch ở mức giá gấp 13 lần lợi nhuận của năm 2013, tức P/E bằng 13 lần. Trong khi đó, P/E của Cái Lân chỉ ở mức 4,3 lần – con số quá thấp đối với doanh nghiệp đầu ngành và lợi nhuận có tiềm năng tăng trưởng. Tính bình quân lợi nhuận 3 năm gần nhất thì P/E cũng chỉ ở mức 7 lần.

Một số doanh nghiệp lớn trong ngành hàng tiêu dùng như Kinh Đô, Vinamilk hay Vinacafe Biên Hòa đều có P/E từ 15-20 lần.

Tất nhiên, việc định giá còn phụ thuộc vào triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Nhưng với vị thế trên thị trường dầu ăn, Cái Lân xứng đáng có P/E ít nhất là 10 lần, tức khoảng xấp xỉ 5.000 tỷ đồng.

Nếu ở mức 13 lần như Tường An thì giá trị của Cái Lân sẽ là gần 6.400 tỷ đồng, khi đó, 8% cổ phần Vocarimex bán đi sẽ có giá là 512 tỷ đồng, tương đương 24 triệu USD.


>> Thương vụ dầu ăn của Kinh Đô: Mua 24% cổ phần Vocarimex

KAL

duchai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên