MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường gặp khó, nhà đầu tư Việt Nam đổ hàng nghìn tỷ vào các quỹ trái phiếu trong năm 2018

Mặc dù lãi suất danh nghĩa của cả trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp đang trong đà giảm từ 2010 thì trong một số năm như 2010-2011;2014-2015 và 2018, mức lãi vẫn cao hơn mức sinh lời của chỉ số VN-Index.

Theo báo cáo của CTCK Rồng Việt (VSC), quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc hơn 10 lần, từ 100 nghìn tỷ đồng năm 2016 tới hơn 1 triệu tỷ đồng vào năm 2016.

Mặc dù lãi suất danh nghĩa của cả trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp đang trong đà giảm từ 2010 thì trong một số năm như 2010-2011;2014-2015 và 2018, mức lãi vẫn cao hơn mức sinh lời của chỉ số VN-Index. Thậm chí khi thị trường chứng khoán khởi sắc vào 2016 và 2017 thì quy mô thị trường trái phiếu vẫn đi ngang chứ không co hẹp.

Thị trường gặp khó, nhà đầu tư Việt Nam đổ hàng nghìn tỷ vào các quỹ trái phiếu trong năm 2018 - Ảnh 1.

Với sự ra đời của các quỹ trái phiếu gần đây các nhà đầu tư cá nhân đã có thể tiếp cận thị trường này thay vì chỉ là sân chơi riêng của các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp với vốn lớn trước đó.

Sự hấp dẫn của các quỹ trái phiếu là không thể bàn cãi, đặc biệt đối với các nhà đầu tư ưa chuộng khẩu vị an toàn và không muốn đặt cược vào các biến động lớn của thị trường chứng khoán. Quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất là TCBF đã gia tăng quy mô tài sản tới 185% so với đầu năm. Từ tháng 9 tới tháng 11 năm 2018, TCBF đã thu hút được khoảng 700 tỷ đầu tư mới mỗi tháng.

Lợi suất của các quỹ trái phiếu hiện đang vượt xa các quỹ đầu tư cổ phiếu và cao hơn đáng kể so với việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng, vốn chỉ xoay quanh mức lãi từ 6,5% tới 7%.

Thị trường gặp khó, nhà đầu tư Việt Nam đổ hàng nghìn tỷ vào các quỹ trái phiếu trong năm 2018 - Ảnh 2.

Với xu hướng tăng của lãi suất, các sự kiện không thể đoán định từ thương mại thế giới và tính bất ổn cao của thị trường chứng khoán, không loại trừ khả năng các nhà đầu tư cân nhắc di dời một phần danh mục của mình sang thị trường trái phiếu. Tuy vậy, khi so sánh quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và quy mô hiện tại của các quỹ trái phiếu, VDSC cho rằng khối lượng vốn chuyển sang sẽ không quá đáng kể.

Những dòng vốn mới từ các công ty chứng khoán giúp hỗ trợ thanh khoản

Đã có 30 doanh nghiệp và tổ chức thay đổi vốn điều lệ trong 3 quý 2018, trong đó có tới 22 tổ chức tăng vốn điều lệ. Tổng vốn ròng tăng thêm là 7.146 tỷ đồng. Các công ty chứng khoán Hàn Quốc là những doanh nghiệp tích cực nhất trong cuộc đua tăng vốn này, tiêu biểu là Mirae Assets, KIS, Shinhan và KB. Những động thái này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua các hoạt động tự doanh hay cho vay margin.

Thị trường gặp khó, nhà đầu tư Việt Nam đổ hàng nghìn tỷ vào các quỹ trái phiếu trong năm 2018 - Ảnh 3.

Lượng vốn này được kỳ vọng sẽ cải thiện thanh khoản thị trường trong năm 2019 (dự đoán của VDSC rơi vào trung bình khoảng 3 nghìn tỷ đến 5 nghìn tỷ một phiên) và có thể tạo nên những "con sóng" ngắn hạn cho thị trường.

Tuy nhiên nhà đầu tư không nên kỳ vọng đây là một nhân tố giúp cho thị trường tăng trưởng bền vững. Những luận điểm tương tự đã được không ít người đề cập vào đầu năm 2018. Diễn biến sau đó tất cả chúng ta đều đã biết.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên