Thị trường hàng hóa ngày 21/4: Dầu hồi phục, vàng và các kim loại khác đồng loạt giảm
Giá dầu tăng vững sau khi giảm trong phiên trước đó, do sự chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vai trò của OPEC trong việc thúc đẩy giá toàn cầu tăng.
- 20-04-2018Thị trường hàng hóa ngày 20/4: Vàng, nhôm mất giá, cao su và quặng sắt tiếp tục tăng mạnh
- 19-04-2018Thị trường hàng hóa ngày 19/4: Vàng, dầu, nông sản đồng loạt “khởi nghĩa”
- 14-04-2018Thị trường hàng hóa ngày 14/4: Giá nhôm, dầu, vàng và cao su khép tuần tăng kỷ lục
Dầu hồi phục
Giá dầu tăng vững sau khi giảm trong phiên trước đó, do sự chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vai trò của OPEC trong việc thúc đẩy giá toàn cầu tăng.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 28 cent tương đương 0,4% lên 74,06 USD/thùng, và giá dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn tháng 6 tăng 7 cent lên 68,4 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI giao kỳ hạn tháng 5 hết hiệu lực hôm thứ sáu (20/4) tăng 9 cent, tương đương 0,1% lên 68,38 USD/thùng.
Kể từ đầu năm 2017, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước thành viên đã kiềm chế sản lượng kỳ vọng loại bỏ dư cung dầu toàn cầu.
Tổng thư ký Mohammad Barkindo, OPEC cho biết, tổ chức này không có mục tiêu giá cả nhưng muốn khôi phục sự ổn định thị trường dầu mỏ.
Trong đầu tuần, cả dầu Brent và WTI đều đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2014, lần lượt đạt 74,75 USD/thùng và 69,56 USD/thùng được thúc đẩy bởi nguy cơ địa chính trị và nguồn cung thắt chặt. Trong tuần, cả hai đều tăng hơn 1%.
Các công ty khoan dầu Mỹ đã bổ sung giàn khoan dầu tuần thứ 3 liên tiếp trong tuần đến 20/4, nâng tổng số lượng giàn khoan dầu lên 820, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, General Electric cho biết.
Vàng giảm
Giá vàng giảm khi đồng USD tăng do kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất và lo ngại về rủi ro chính trị và an ninh toàn cầu suy giảm. Giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống còn 1.336,96 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tháng 6 tại Mỹ giảm 10,5 USD tương đương 0,8% xuống còn 1.338,3 USD/ounce. Giá vàng giao ngay kết thúc tuần giảm gần 1%. Các nhà đầu tư ít quan tâm về căng thẳng địa chính trị đã hỗ trợ giá vàng trong đầu tuần này, đáng chú ý là Syria và Bắc Triều Tiên. Chỉ số đồng USD tăng 0,4% so với 1 giỏ tiền tệ chủ chốt.
Giá bạc giao ngay giảm 0,5% xuống 17,13 USD/ounce, nhưng tăng hơn 3% kết thúc tuần. Bạch kim giảm 0,6% xuống 927,4 USD/ounce, kết thúc tuần giảm 0,6%. Palađi tăng 1,1% lên 1.036,5 USD/ounce, kết thúc tuần tăng gần 5%. Giá tăng gần đây, do lo ngại nguồn cung từ nhà sản xuất số 1 Nga có thể bị gián đoạn sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Nhôm giảm từ mức cao nhất 7 năm
Giá nhôm giảm phiên thứ 2 liên tiếp do giảm bớt lo ngại các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Rusal Nga – nhà sản xuất nhôm lớn thứ 2 thế giới, nhưng giá nhôm kết thúc tuần vẫn tăng 7,5%.
Nickel cũng theo xu hướng giảm do giảm bớt lo ngại Washington có thể mở rộng lệnh trừng phạt đối với Norilsk Nickel (Nornickel). Giá nhôm tham chiếu trên sàn London giảm 0,6% xuống còn 2.469 USD/tấn.
Rusal chiếm hơn 6% nguồn cung nhôm toàn cầu, ước tính đạt khoảng 63 triệu tấn trong năm 2017 và lo ngại nguồn cung thiếu hụt đẩy giá nhôm đạt mức cao đỉnh điểm 7 năm ở mức 2.718 USD/tấn trong ngày thứ năm (19/4). Như vậy, giá nhôm đã tăng 23% kể từ khi lệnh trừng phạt đối với Rusal và tỉ phú Oleg Deripaska hôm 6/4, buộc các ngân hàng quốc tế, mỏ khai thác và sở giao dịch hạn chế mối quan tâm với công ty.
Giá nhôm giao kỳ hạn tháng 6 trên sàn Thượng Hải tăng khoảng 6% kể từ 6/4. Các thương nhân cũng lạc quan hơn rằng Rusal có thể tránh được tổn thất sau khi chính phủ Nga cho biết có thể quốc hữu hóa tạm thời công ty và nguồn tin cho rằng Rusal đã đàm phán với các khách mua hàng Trung Quốc.
Giá nickel tại LME giảm 1,6% xuống còn 14.830 USD/tấn sau khi đạt mức cao nhất 3 năm 16.690 USD/tấn trong ngày thứ năm (19/4). Giá nickel tăng hơn 5% trong tuần này.
Giá đồng tăng 0,1% lên 6.992 USD/tấn, giá kẽm tăng 0,3% lên 3.232 USD/tấn, giá chì tăng 1,2% lên 2.365 USD/tấn và giá thiếc tăng 1,3% lên 21.725 USD/tấn.
Quặng sắt, thép đồng loạt giảm
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm sau khi tăng gần 7% phiên trước đó, kết thúc tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2017, do kỳ vọng nhu cầu bổ sung dự trữ của các nhà máy thép tăng.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên giảm 1% xuống còn 461 NDT (73,37 USD)/tấn sau khi tăng mạnh trong phiên trước đó, nhưng thiết lập tuần tăng mạnh nhất trong 17 tuần.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10 trên sàn Thượng Hải giảm 1,1% xuống còn 3.454 NDT/tấn. Giá thanh cốt thép tăng 10% trong 3 tuần qua.
Giá thanh cốt thép giao ngay tăng 0,6% lên 4.163,3 NDT/tấn, số liệu Mysteel cho biết.
Giá than luyện cốc giảm 2,4% xuống còn 1.130,5 NDT/tấn, trong khi giá than cốc kỳ hạn đạt 1.840 NDT/tấn.
Cao su duy trì vững Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM – tham chiếu cho toàn thị trường Đông Nam Á – giảm từ mức cao nhất 1 tháng, kết thúc phiên duy trì ổn định do các nhà đầu tư bán ra chốt lời sau khi giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn TOCOM không thay đổi, ở mức 187,1 JPY (1,74 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 190,4 JPY/kg, mức cao nhất kể từ ngày 20/3. Trong tuần, giá cao su tăng 1,3%.
Tại Thượng Hải hợp đồng cao su giao tháng 9 tăng 35 NDT lên 11.555 NDT (1.837 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 11.810 NDT/tấn.
Giá dầu giảm nhưng vẫn duy trì mức cao nhất gần 3 năm đạt được trong đầu tuần này, với OPEC dẫn đầu cắt giảm nguồn cung và nhu cầu tăng mạnh làm giảm dư cung.
Về cơ bản, giá cao su được dự kiến sẽ đối mặt với áp lực do các nhà sản xuất toàn cầu đẩy mạnh sản lượng.
Cao su được khai thác quanh năm nhưng sản lượng mủ cao su giảm trong mùa đông khô khi cây rụng lá. Mùa đông tại Thái Lan và Malaysia kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4.
Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn SICOM giảm 3,2 cent xuống còn 139,3 UScent/kg.
Đường chạm mức thấp mới 2 năm rưỡi
Giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE giảm xuống mức thấp mới 2 năm rưỡi, do nguồn cung toàn cầu dồi dào.
Giá đường thô giao kỳ hạn tháng 5 giảm 0,18 cent tương đương 1,5% xuống 11,57 cent/lb, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2015.
Giá đường trắng giao kỳ hạn tháng 8 giảm 4,3 USD/tấn, tương đương 1,3% xuống 332,9 USD/tấn.
Xuất khẩu đường Brazil được dự kiến sẽ giảm 6,5 triệu tấn trong năm 2018/19, bù đắp sản lượng từ Ấn Độ và Thái Lan tăng cao.
Giá một số mặt hàng chủ chốt ngày 21/4