Thị trường hàng hóa ngày 6/7: Giá đồng loạt giảm, cao su vẫn ở đáy 21 tháng
Từ dầu, kim loại công nghiệp cho đến nông sản tiếp tục mất giá.
- 05-07-2018Thị trường hàng hóa ngày 5/7: Dầu, vàng, thép tăng đồng loạt còn cao su giảm sâu
- 04-07-2018Thị trường hàng hóa ngày 4/7: Giá dầu, vàng hồi phục trong khi đồng thấp nhất 9 tháng còn cao su rẻ nhất 1 tuần
- 03-07-2018Thị trường hàng hóa ngày 03/07: Đồng loạt sụt mạnh, vàng thấp nhất 6 tháng rưỡi, bạnh kim chạm đáy 10 năm
Dầu giảm giá
Giá dầu kết thúc phiên ngày thứ tư (5/7) giảm sau số liệu của chính phủ Mỹ cho biết, dự trữ dầu thô bất ngờ tăng.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 9 giảm 85 cent xuống còn 77,39 USD/thùng và giá dầu thô Tây Texas WTI giảm 1,2 USD xuống còn 72,94 USD/thùng, rời mức cao nhất 3 năm rưỡi hơn 75 USD/thùng đạt được trong ngày thứ ba (3/7).
Dự trữ dầu thô Mỹ tăng 1,3 triệu thùng/ngày (bpd) trong tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, so với dự kiến giảm 3,5 triệu bpd của các nhà phân tích.
Vàng duy trì ổn định
Giá vàng thay đổi nhẹ do đồng USD suy yếu và biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 6 nhấn mạnh triển vọng tăng lãi suất hơn nữa trong năm nay.
Giá vàng giao ngay duy trì ổn định ở mức 1.255,9 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 tại Mỹ tăng 5,3 USD tương đương 0,4% lên 1.258,8 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần, trong khi đồng euro tăng 0,5% lên mức cao nhất gần 3 tuần sau số liệu của Đức tăng mạnh mẽ. Trong biên bản cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Mỹ, Fed dự kiến tăng thêm 2 lần lãi suất trong năm 2018, tổng cộng là 4 lần. Biên bản có thể cho thấy lo ngại về lạm phát cũng như các thành viên muốn chính sách tiền tệ bắt kịp với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Trong khi đó, giá bạc giảm 0,5% xuống còn 15,96 USD/ounce, palađi tăng 0,1% lên 947,2 USD/ounce. Bạch kim giảm 0,6% xuống còn 834,75 USD/ounce, trong phiên ngày thứ ba (3/7) đạt 793 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Kẽm thấp nhất 1 năm
Giá kẽm chạm mức thấp nhất trong hơn 1 năm, do thị trường hướng tới nguồn cung gia tăng làm giảm áp lực lên nỗi lo thiếu hụt, đồng thời căng thẳng thương mại toàn cầu dự kiến sẽ gây áp lực đối với kim loại công nghiệp.
Giá kẽm trên sàn London hợp đồng tham chiếu kết thúc phiên hôm qua không thay đổi ở mức 2.700 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 2.667 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 23/6/2017.
Giá nhôm giảm 0,5% xuống còn 2.079 USD/tấn, chì tăng 1,4% lên 2.355 USD/tấn, thiếc giảm 1% xuống còn 19.400 USD/tấn và nickel tăng 0,3% lên 14.195 USD/tấn.
Cao su vẫn thấp nhất 21 tháng
Giá cao su hợp đồng tham chiếu giảm phiên thứ 4 liên tiếp và chạm mức thấp nhất 21 tháng, chịu áp lực bởi dự trữ tại các nước tiêu thụ lớn trong đó có Trung Quốc, ở mức cao và dư cung.
Mỹ có kế hoạch sẽ thực hiện thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc có trị giá 50 tỉ USD. Thuế quan đối với lô hàng hóa có trị giá 34 tỉ USD sẽ có hiệu lực vào ngày thứ sáu (6/7), và Bắc Kinh hứa sẽ trả đũa với mức tương tự.
Sở giao dịch hàng hóa Tokyo dự kiến sẽ đưa cao su tiêu chuẩn kỹ thuật (TSR) ra thị trường vào ngày 9/10 sau khi được chính phủ phê duyệt.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn TOCOM kết thúc giảm 1,6 JPY xuống còn 169,5 JPY (1,53 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 166,9 JPY/kg, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016.
Tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 20 NDT xuống còn 10.405 NDT (1.569 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn SICOM giảm 0,5 cent xuống còn 129,1 Uscent/kg.
Bông giảm giá gần 3%
Giá bông giảm gần 3% trong phiên đầu phiên giao dịch, trong bối cảnh lo ngại tranh chấp thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu dệt may của Trung Quốc – nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Hợp đồng bông trên sàn Trịnh Châu Trung Quốc giảm 1,9% xuống còn 16.270 NDT (2.451 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 16.045 NDT (2.418 USD)/tấn, mức thấp nhất trong 3 tháng.
Thị trường tiền tệ và chứng khoán Trung Quốc cũng biến động trước ngày 6/7, với đồng NDT ghi nhận tháng tồi tệ nhất trong tháng 6, giảm khoảng 3,3% về trị giá so với đồng bạc xanh.
Gạo giảm
Giá gạo xuất khẩu tại các nước sản xuất chủ chốt châu Á giảm trong tuần này, với gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong 14 tháng, do nhu cầu chậm chạp và đồng rupee suy yếu.
Gạo 5% tấm của Ấn Độ giảm 4 USD xuống còn 388-392 USD/tấn, do đồng rupee suy giảm, giá xuất khẩu cũng giảm. Đồng rupee Ấn Độ giảm 8% trong năm nay, khiến các nhà xuất khẩu chào giá thấp hơn.
Các nước châu Phi đang mua vào nhưng Bangladesh không mua sau khi tăng thuế. Nhập khẩu của Bangladesh giảm sau khi nước này áp thuế 28% đối với gạo nhập khẩu nhằm hỗ trợ nông dân sau khi sản lượng nội địa hồi phục. Ấn Độ nâng giá thanh toán cho nông dân với lúa gạo loại thông thường tăng 13% so với năm trước lên 1.750 rupee (25,5 USD)/100 kg, một động thái có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu trong niên vụ tới.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm giảm xuống còn 425-430 USD/tấn so với 450-455 USD/tấn tuần trước đó.
Tại Thái Lan, hợp đồng gạo 5% tấm giá tham chiếu giảm xuống còn 385-388 USD/tấn so với 385-395 USD/tấn FOB Bangkok tuần trước đó.
Ca cao tăng, cà phê thấp nhất 4 năm rưỡi
Giá ca cao tăng bởi đồng USD suy yếu và giá cà phê chạm mức thấp nhất hơn 4 năm rưỡi do hoạt động bán ra kỹ thuật.
Hợp đồng đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,09 cent tương đương 0,8% lên 11,48 cent/lb. Hợp đồng đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 1,4 USD tương đương 0,4% xuống còn 330,2 USD/tấn. Ủy ban châu Âu cắt giảm dự báo sản lượng đường EU niên vụ 2018/19 xuống còn 20,1 triệu tấn so với dự báo 20,4 triệu tấn trước đó.
Hợp đồng ca cao kỳ hạn tháng 9 trên sàn New York tăng 28 USD tương đương 1,1% lên 2.482 USD/tấn trong phiên có lúc đạt 2.529 USD/tấn, mức cao đỉnh điểm. Hợp đồng ca cao kỳ hạn tháng 9 trên sàn London tăng 15 GBP, tương đương 0,8% lên 1.813 GBP/tấn.
Hợp đồng cà phê arabica giảm 2,75 cent tương đương 2,5% xuống còn 1,0915 USD/lb, trong phiên có lúc giảm xuống còn 1,0855 USD/lb, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2013. Hơp đồng cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 50 USD, tương đương 3% xuống còn 1.639 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2016.
Đậu tương thấp nhất 2 năm rưỡi
Giá đậu tương giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi, do tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc gia tăng.
Trung Quốc sẽ tăng thuế đối với đậu tương Mỹ trong ngày thứ sáu (6/7) với mức như đã dự kiến, khiến nhu cầu của nước này đối với các lô hàng đậu tương của Mỹ suy giảm. Hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 8 trên sàn Chicago giảm 8-3/4 cent xuống còn 8,39-1/4 USD/bushel. Hợp đồng đậu tương vụ mới kỳ hạn tháng 11 giảm 8-1/2 cent xuống còn 8,55-3/4 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2015.
Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc sáng ngày 6/7