Thị trường lao động Việt Nam: Đến thời “cọc đi tìm trâu”
Báo cáo của JobStreet cho biết trong thời gian tới các công ty sẽ phải chiến đấu để giành lấy nhân sự từ các công ty khác. Tuy nhiên, kể cả khi những người này đã đầu quân về, nếu không có chiến lược hợp lý, nguồn nhân lực cũng sẽ nhanh chóng rời đi.
- 27-06-2017Sếp VinaCapital: "Mỗi khi đầu tư phải bê nguyên cả bộ máy lãnh đạo vào vì không có đủ nhân lực"
- 15-06-2017“Điểm nóng” của du lịch Việt Nam: phát triển bền vững và nguồn nhân lực
- 08-06-2017Doanh nghiệp ‘‘khát’’ nhân lực ngành quản trị khách sạn và ẩm thực
- 19-05-2017Ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn “khát” nhân lực làm được việc
Tuyển dụng tại Việt Nam đầy thách thức
Theo JobStreet, thị trường Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai khi là một phần trong chuỗi cung ứng quốc tế so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, người Việt đang nhanh chóng nắm bắt các kỹ năng mới cũng như các vị trí mới trên thị trường.
Báo cáo Triển vọng thị trường 2017 cũng đưa ra nhận định rằng các công ty Việt Nam đang không ngừng mở rộng. Người Việt cũng được đánh giá là những ứng viên chủ động nhất, hay sử dụng cách thức nhảy việc liên tục để nâng khoản thu nhập hiện tại lên mức mà họ mong muốn.
Bên cạnh đó, làn sóng khởi nghiệp cũng đem lại nhiều cơ hội hấp dẫn cho người lao động Bởi những nhân sự này có thể có cả chức vụ, môi trường làm việc linh động bên cạnh những khoản lương thưởng.
Tất cả những điều này khiến cho việc tuyển dụng lao động Việt Nam gặp nhiều trở ngại, khó khăn mà như các JobStreet ví von: chuyên viên nhân sự của công ty như huấn luyện viên của các trận đấu trên sân cỏ, nơi mà chỉ cần đưa ra chiến lược hoặc phân bổ nhân lực sai, kết quả kinh doanh chắc chắn bị ảnh hưởng.
Hướng nào cho doanh nghiệp
Về tổng thể, có ba thách thức đặt ra cho cộng đồng nhân sự, gồm: thương hiệu tuyển dụng, nguồn tích hợp, sàng lọc và tuyển dụng.
Tiến trình tuyển dụng điển hình ở châu Á là: Tạo nguồn & thu hút, sàng lọc trước, sàng lọc, phỏng vấn/đánh giá, lựa chọn và tuyển dụng.
Tiến trình này đúng với cả hai hình thái là các công ty đa quốc gia (MNC) và các công ty có quy mô vừa và nhỏ (SME), mặc dù quy trình của các công ty SME có nhiều tiểu tiết và tương đối không theo qui chuẩn.
Để tạo “nguồn và thu hút” ứng viên, công ty cần phải giải quyết thách thức đầu tiên để đẩy mạnh thương hiệu tuyển dụng. Trong đó, nhấn mạnh việc công ty phải có một thông điệp rõ ràng, dựa trên những khía cạnh nổi trội của công ty, khiến cho ứng viên bị hấp dẫn. Một thương hiệu tuyển dụng tốt sẽ thu hút ứng viên tốt ứng tuyển.
Tuy nhiên, thương hiệu tuyển dụng không phải là câu chuyện có thể thay đổi cục diện chỉ qua 1 đêm và công việc khẩn cấp của các chuyên gia nhân sự là vẫn phải nhanh chóng bổ sung người cho các vị trí đang cần tuyển.
Do đó, phương án tạo nguồn tích hợp là một giải pháp khá tích cực trong tình huống tuyển dụng hiện tại. Chuyên viên nhân sự cần thảo luận sớm hơn với phương thức phân tích chi tiết về công việc cần tuyển với người quản lý tuyển dụng chính để có được bảng phân tích công việc. Bảng này sẽ giúp tạo ra nhiều mẫu tin tuyển dụng cho vị trí cần tuyển thay vì một mẫu tin không hiệu quả, tốn nhiều thời gian chờ đợi.
Trong khi đó, việc mở rộng tin tuyển dụng theo cả chiều ngang và chiều dọc công việc sẽ giúp nâng cao khả năng tương tác đến ứng viên. Ngoài ra, phương thức tạo nguồn tích hợp sẽ mang đến lợi ích có nhiều sự lựa chọn ứng viên cũng như tạo được ngân hàng dự trữ ứng viên lớn hơn.
Đối với thách thức sàng lọc và tuyển dụng, doanh nghiệp phải chủ động tự kiểm tra, đánh giá và dự đoán nhằm có cái nhìn tổng thể và toàn diện cho việc lên kế hoạch cải thiện kết quả tuyển dụng.
“Thị trường tuyển dụng ở Việt Nam đang ngày càng đầy thách thức và đòi hỏi các nhà tuyển dụng phải linh hoạt và chủ động ứng biến. Việc xây dựng Thương hiệu công ty, Tạo Nguồn tích hợp đang ngày càng quan trọng và đóng vai trò thiết yếu, đặc biệt là với tình hình hiện tại của cuộc chiến nhân tài và thị trường việc làm đầy triển vọng”, JobStreet cho hay.