Thị trường ngày 1/12: Vàng có tháng tăng mạnh nhất 2 năm, giá dầu, cao su đồng loạt tăng, đồng cao nhất gần 2 tuần
Chốt phiên giao dịch ngày 30/11, giá dầu, vàng, bạc, cao su và cà phê… đồng loạt tăng, đồng cao nhất gần 2 tuần, trong khi khí tự nhiên và sắt thép giảm.
- 30-11-2022Vừa tranh cãi về áp trần giá dầu, Châu Âu không quên tranh thủ gom 'tất tay' khí đốt từ Nga trước ngày cấm vận
- 29-11-2022Giá dầu mỏ Nga giảm xuống dưới mức trần đề xuất tại EU
Giá dầu tăng
Giá dầu tăng hơn 2 USD/thùng, do các dấu hiệu nguồn cung thắt chặt, đồng USD suy yếu và lạc quan về sự phục hồi nhu cầu của Trung Quốc.
Chốt phiên giao dịch ngày 30/11, dầu thô Brent tăng 2,4 USD tương đương 2,8% lên 85,43 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 2,35 USD tương đương 3,1% lên 80,55 USD/thùng.
Giá dầu được hỗ trợ khi tồn trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 25/11/2022 giảm gần 13 triệu thùng – mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2019, Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết. Tuy nhiên, nhu cầu dầu sưởi ấm khi bước vào mùa đông giảm tuần thứ 2 liên tiếp, đã hạn chế đà tăng giá.
Giá khí tự nhiên giảm
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm, do dự báo thời tiết ít lạnh hơn so với dự kiến trước đó, làm giảm dự kiến nhu cầu sưởi ấm, trong khi sản lượng đạt mức cao kỷ lục đã gây áp lực thị trường.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn New York giảm 30,5 US cent tương đương 4,2% xuống 6,93 USD/mmBTU, sau khi giảm hơn 5% xuống mức thấp 6,806 USD/mmBTU trong đầu phiên giao dịch.
Giá vàng, bạc và bạch kim đều tăng
Giá vàng tăng hơn 1% và có tháng tăng mạnh nhất kể từ giữa năm 2020, do dự kiến Mỹ tăng lãi suất chậm hơn bởi bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 1% lên 1.767,52 USD/ounce. Vàng kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn New York tăng 0,2% lên 1.759,9 USD/ounce.
Tính chung trong tháng 11/2022, giá vàng tăng hơn 8% sau 7 tháng giảm liên tiếp. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2020, do bình luận của một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ủng hộ việc tăng lãi suất chậm hơn.
Đồng thời, giá bạc tăng 4,2% lên 22,14 USD/ounce và có tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2020.
Giá bạch kim tăng 3,5% lên 1.037,01 USD/ounce và có tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2020.
Giá đồng cao nhất gần 2 tuần
Giá đồng tăng lên mức cao nhất gần 2 tuần, được thúc đẩy bởi đồng USD suy yếu, trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát đạt mức đỉnh và tốc độ tăng lãi suất của ngân hàng trung ương sẽ chậm lại.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 2,3% lên 8.223 USD/tấn – cao nhất kể từ ngày 17/11/2022.
Tính chung trong tháng 11/2022, giá đồng tăng 10% - tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2021.
Chỉ số đồng USD giảm sau khi bảng lương tư nhân của Mỹ trong tháng 11/2022 tăng ít hơn so với dự kiến. Đồng thời, đồng USD suy yếu trước bài phát biểu của người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, khiến hàng hóa được định giá bằng đồng USD rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá quặng sắt và thép đều giảm
Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm, do hoạt động nhà máy tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – bị thu hẹp, gây áp lực thị trường.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống 769 CNY (107,65 USD)/tấn.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn Singapore giảm 0,1% xuống 100,65 USD/tấn.
Hoạt động sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 11/2022 giảm xuống mức thấp nhất 7 tháng, do các hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt của nước này và các trường hợp nhiễm bệnh gia tăng, gây tổn hại đối với nền kinh tế trong năm 2023.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,7%, thép cuộn cán nóng giảm 0,3%, trong khi giá thép không gỉ tăng 0,3% và thép cuộn tăng 0,5%.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, bất chấp giá cao su tại thị trường Thượng Hải và thị trường chứng khoán nội địa suy yếu, do sản lượng nhà máy trong nước giảm và số liệu hoạt động nhà máy tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – suy giảm, gây áp lực thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Osaka tăng 1,7 JPY tương đương 0,8% lên 215,5 JPY (1,55 USD)/kg.
Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 80 CNY xuống 12.760 CNY (1.785 USD)/tấn.
Sản lượng nhà máy của Nhật Bản giảm tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 10/2022, do nhu cầu toàn cầu giảm và tình trạng tắc nghẽn nguồn cung kéo dài đã cản trở kế hoạch sản xuất của các nhà máy Nhật Bản.
Hoạt động nhà máy Trung Quốc giảm với tốc độ nhanh hơn trong tháng 11/2022, chịu áp lực giảm bởi các hạn chế Covid-19 và nhu cầu toàn cầu giảm.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn Singapore tăng 0,9% lên 128,7 US cent/kg.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê arabica trên sàn ICE tăng, được thúc đẩy bởi đồng USD suy yếu và kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng các quy định về Covid-19.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn ICE tăng 1 US cent tương đương 0,6% lên 1,699 USD/lb, trong phiên có lúc đạt mức cao nhất 2,5 tuần. Tuy nhiên, tính chung trong tháng 11/2022, giá cà phê arabica giảm 2%.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn London tăng 16 USD tương đương 0,9% lên 1.849 USD/tấn.
Giá đường tăng
Giá đường thô trên sàn ICE tăng, do mưa lớn trì hoãn hoạt động thu hoạch mía và vận chuyển đường tại Brazil.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn ICE tăng 0,5% lên 19,63 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn London tăng 5,5 USD tương đương 1% lên 539,2 USD/tấn.
Giá lúa mì và đậu tương tăng, ngô giảm
Giá lúa mì tại Chicago tăng phiên thứ 2 liên tiếp, được hỗ trợ bởi hoạt động mua bù thiếu và kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng các quy tắc về Covid-19, song giá lúa mì có tháng giảm mạnh do cạnh tranh từ nguồn cung Biển Đen.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì tăng 1,8% lên 7,95-1/2 USD/bushel. Giá đậu tương tăng 0,7% lên 14,69-1/2 USD/bushel. Trong khi đó, giá ngô giảm 0,4% xuống 6,67 USD/bushel, do lo ngại về nhu cầu xuất khẩu và hoạt động đẩy mạnh bán ra chốt lời. Tính chung trong tháng 11/2022, giá lúa mì giảm 9,8%, đậu tương tăng 3,5% và ngô giảm 3,5%.
Giá dầu cọ tăng tháng thứ 2 liên tiếp
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng tháng thứ 2 liên tiếp, do xuất khẩu từ nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới tăng mạnh.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn Bursa Malaysia tăng 19 ringgit tương đương 0,45% lên 4.238 ringgit (953,86 USD)/tấn – cao nhất kể từ ngày 11/11/2022. Tính chung cả tháng 11/2022, giá dầu cọ tăng 4,5%.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 1/12:
Nhịp sống thị trường