Thị trường ngày 10/7: Vàng mất đà tăng trong khi giá sắt, thép, đồng và cao su đồng loạt đi lên nhờ Trung Quốc
Số ca lây nhiễm virus corona mới tiếp tục tăng dấy lên lo lắng về nhu cầu nhiên liệu khiến dầu giảm, vàng cũng mất đà tăng, trong khi đồng và quặng sắt tiếp tục tăng khi lạc quan về sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc.
- 09-07-2020Thị trường ngày 09/07: Vàng tiếp đà tăng lên mức cao nhất 9 năm
- 08-07-2020Thị trường ngày 08/7: Vàng vượt mốc 1.800 USD/oucne, quặng sắt, đồng tiếp tục leo cao
- 07-07-2020Thị trường ngày 07/7: Giá vàng tiếp tục leo cao, đồng cao nhất 5 tháng
Giá dầu đi xuống
Giá dầu giảm khoảng 1 USD mỗi thùng trong phiên vừa qua do các nhà đầu tư lo lắng việc phong tỏa mới để hạn chế sự lây lan của virus corona ở Mỹ sẽ là giảm nhu cầu nhiên liệu.
Chốt phiên 9/7, dầu thô Brent giảm 94 US cent hay 2,2% xuống 42,35 USD/thùng, sau khi tăng 0,5% trong phiên trước. Dầu thô WTI giảm 1,28 USD hay 3,1% xuống 39,62 USD/thùng.
Nhu cầu nhiên liệu đang bị đe dọa khi Mỹ, Brazil và nhiều nước khác tiếp tục bị virus corona tấn công. Số ca nhiễm mới tăng vọt khiến một số bang ở Mỹ như California và Texas tái áp đặt một số hạn chế.
Số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho xăng của nước này giảm 4,8 triệu thùng trong tuần trước, nhiều hơn dự kiến của các nhà phân tích, do nhu cầu đạt mức cao nhất kể từ ngày 20/4.
Tại Ấn Độ, nhu cầu nhiên liệu giảm 7,9% trong tháng 6 so với cùng tháng năm trước, ảnh hưởng tới tâm lý thị trường. Tuy nhiên, giá dầu đã giữa quanh 40 USD/thùng và một số nhà phân tích dự kiến giá giữ trong phạm vi này trước cuộc họp của hội đồng giám sát thị trường OPEC tổ chức vào ngày 15/7.
Trong khi đó, nguồn cung dầu từ Libya vẫn không rõ ràng. Nước này đang cố gắng khôi phục xuất khẩu sau khi công ty dầu nhà nước dỡ bỏ tuyên bố bất khả kháng tại kho cảng dầu mỏ Es Sider. Tuy nhiên, một tàu chở dầu đã bị ngăn cản nạp dầu.
Vàng mất đà tăng
Giá vàng thoái lui trong phiên qua sau khi vượt qua mốc cao nhất trong gần 9 năm, do các nhà đầu tư chuyển sang USD trú ẩn an toàn khi đối mặt với số ca nhiễm virus corona kỷ lục ở Mỹ. Vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.799,23 USD/ounce. Giá đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011 tại 1.817,71 USD trong phiên trước. Vàng kỳ hạn chốt phiên giảm 0,9% xuống 1.803,8 USD/ounce.
Vàng đã bị mua quá nhiều sau khi vượt qua mức 1.800 USD và hiện nay một số nhà đầu tư bán tháo. USD cũng đang tăng một chút vì thế cũng đang gây áp lực cho vàng, nhưng không có lý do cung cầu nào cho sự giảm giá.
USD tăng từ mức thấp nhất 4 tuần do chứng khoán của Mỹ giảm với tâm lý thị trường chuyển sang thận trọng khi số ca nhiễm virus corona mới của Mỹ cao kỷ lục.
Các quan chức Cục dự trữ liên bang Mỹ đã làm dấy lên những nghi ngờ về độ bền của sự phục hồi kinh tế Mỹ, trong khi các cuộc điều tra kinh doanh mới nhấn mạnh những rủi ro phát sinh từ đại dịch Covid-19.
Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã giảm lãi suất trong những tháng gần đây, cung cấp một số gói kích thích chưa từng có để giảm tác động của đại dịch tới nền kinh tế. Các kích thích có xu hướng thúc đẩy giá vàng.
Đồng cao nhất 14 tháng do nhu cầu của Trung Quốc
Giá đồng đạt mức cao nhất trong hơn một năm, thúc đẩy hy vọng Trung Quốc phục hồi nhanh hơn và lo ngại nguồn cung tại Chile, nước sản xuất lớn nhất thế giới.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,9% lên 6.290 USD/tấn sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 5/2019 tại 6.360 USD.
Kim loại này sử dụng để đánh giá sức khỏe nền kinh tế, tăng 2,7% từ đầu năm tới nay và đã có sự phục hồi từ đợt bán tháo bởi virus corona gây ra.
Tồn kho đồng tại kho LME tiếp tục xu hướng giảm, giảm 4.000 tấn xuống 94.800 tấn, yếu nhất kể từ tháng 1.
Các nhà máy luyện đồng lớn của Trung Quốc đang thúc đẩy sản xuất cathode tăng 0,6% trong tháng 6 so với năm trước lên 699.000 tấn.
Quặng sắt của Trung Quốc tăng phiên thứ 5 liên tiếp
Giá quặng sắt kỳ hạn tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp trong phiên vừa qua do các nhà máy mua nguyên liệu luyện thép để bổ sung hàng tồn kho bởi hy vọng nhu cầu mạnh trong những tháng tới, đưa giá giao ngay cao nhất 11 tháng.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 1% lên 789 CNY (112,93 USD)/tấn.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 8 trên sàn giao dịch Singapore đảo chiều giảm ban đầu tăng 0,1% lên 102,8 USD/tấn.
Quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% đạt 106 USD/tấn trong ngày 8/7, cao nhất kể từ tháng 8/2019, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome.
Được khuyến khích bởi tâm lý lạc quan đối với quặng sắt và giá thép thành phẩm mạnh, các nhà kinh doanh quặng sắt đã giữ giá chào bán ở mức cao trong ngày 8/7, theo công ty tư vấn Mysteel.
Citi Research hiện nay dự kiến nhu cầu thép của Trung Quốc trong năm nay tăng 3,8%, đảo ngược dự báo từ giảm 4%.
Thép xây dựng trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,3%, tăng ngày thứ 6 liên tiếp. Thép cuộn cán nóng cũng tăng 1,3% trong khi thép không gỉ tăng 0,3%.
Giá xuất xưởng của Trung Quốc giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 6, do đại dịch Covid-19 đè nặng lên nhu cầu công nghiệp, mặc dù những dấu hiệu phục hồi tại những nơi khác cho thấy sự phục hồi kinh tế chậm vẫn duy trì.
Cao su tăng do hy vọng kinh tế Trung Quốc phục hồi
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng do hy vọng sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ tại Trung Quốc, mặc dù lo sợ về số ca nhiễm virus corona tăng vọt ở Mỹ và các khu vực khác hạn chế đà tăng.
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 0,4 JPY lên 157,6 JPY (1,47 USD)/kg.
Giá cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 65 CNY lên 10.690 CNY (1.530 USD)/tấn.
Thúc đẩy tâm lý thị trường là chứng khoán Trung Quốc đang tăng, dẫn đến tới thị trường chứng khoán Châu Á tăng trong phiên 9/7.
Gạo Thái Lan xuống thấp nhất 4 tháng, giá tại Việt Nam tăng
Giá gạo xuất khẩu tại Thái Lan tuần này giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, trong bối cảnh đồng nội tệ suy yếu và nhu cầu trì trệ, trong khi giá gạo Việt Nam tăng sau khi mưa liên tục làm dấy lên lo ngại về thu hoạch.
Gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 455 - 485 USD/tấn trong ngày 9/7, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 3 và dưới mức 514 – 520 USD của tuần trước.
Giá xuất khẩu cũng giảm bất chấp đồng baht của Thái Lan đang giảm xuống mức thấp nhất trong gần một tháng so với USD trong tuần này, do gạo Thái Lan vẫn đắt hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Việt Nam và Ấn Độ sau đợt hạn hán nghiêm trọng hồi đầu năm nay.
Những cơn mưa lớn đã đẩy giá gạo 5% tấm của Việt Nam lên mức cao nhất 3 tuần khoảng 425 – 457 USD/tấn so với 415 – 450 USD/tấn một tuần trước.
Tại Ấn Độ, gạo đồ 5% tấm được chào bán ở giá 377 – 382 USD/tấn trong tuần này, tăng từ 373 – 378 USD/tấn một tuần trước.
Các khách hàng Châu Phi đang tăng cường mua gạo để đảm bảo họ có nguồn cung dồi dào trong bối cảnh số ca nhiễm virus corona đang tăng tại lục địa này. Cũng hỗ trợ giá là đồng Rupee Ấn Độ giao dịch gần mức cao nhất trong 3 tháng so với USD.
Cà phê thế giới giảm
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 đóng cửa phiên giảm 1,25 US cent hay 1,2% xuống 98,75 US cent/lb.
Citi đã hạ dự báo giá cà phê nửa cuối năm hơn 25% xuống 90 US cent/lb, chủ yếu do đồng real của Brazil suy yếu. Đồng real hầu như theo xu hướng giảm, đang khuyến khích các nhà xuất khẩu bán cà phê định giá bằng USD.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 tăng 5 USD hay 0,4% lên 1.197 USD/tấn.
Tại Việt Nam nguồn cung đang thắt chặt và giá toàn cầu thấp đã hạn chế giao dịch. Nông dân tại Tây Nguyên đã bán cà phê ở mức 32.000 đồng (1,38 USD)/kg, không đổi so với tuần trước.
Giá thế giới thấp và tồn kho ở mức thấp, nông dân không muốn bán, với hy vọng nguồn cung hạn hẹp có thề dần hỗ trợ giá.
Mưa ổn định ở Tây Nguyên đang cung cấp đủ nước cho vụ mùa sắp tới, với mùa thu hoạch dự kiến bắt đầu trong cuối tháng 10.
Các thương nhân đã chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức cộng 240 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9, tăng từ mức cộng 200 USD tuần trước.
Trong khi đó, cà phê robusta Sumatran của Indonesia được chào bán ở mức cộng 300 – 350 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 trong tuần này, một tuần trước mức cộng là 300 USD. Khối lượng cà phê sắp tới đang tăng. Một thương nhân ước tính vụ thu hoạch này sẽ kéo dài cho tới tháng 10.
Đường giảm
Đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa cố bởi lo ngại về thời tiết khô hạn ở Brazil. Đồng thời sự gia tăng bị hạn chế bởi đại dịch và nguồn cung tổng cộng dồi dào.
Các nhà máy của Brazil đã sản xuất thêm 23% trong nửa cuối tháng 6 so với cùng giai đoạn năm trước, bổ sung rằng xuất khẩu ethanol trong tháng 6 bất ngờ tăng vọt 44% so với năm trước.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 6,7 USD hay 1,9% xuống 340,1 USD/tấn.