MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường ngày 15/4: Giá dầu, đường, ngô tăng, vàng, đồng thoái lui

15-04-2023 - 07:37 AM | Thị trường

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần giá dầu tăng, ghi nhận tuần tăng thứ 4 liên tiếp, vàng, đồng thoái lui khi USD phục hồi, cao su, đường, ngô đồng loạt tăng.

Thị trường ngày 15/4: Giá dầu, đường, ngô tăng, vàng, đồng thoái lui - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Dầu tăng nhẹ

Giá dầu tăng trong phiên cuối tuần, ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp sau khi cơ quan giám sát năng lượng của Phương Tây cho biết nhu cầu toàn cầu sẽ đạt cao kỷ lục trong năm nay do sự phục hồi tiêu thụ của Trung Quốc.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cũng cảnh báo việc cắt giảm sản lượng sâu của OPEC+ có thể khiến nguồn cung toàn cầu thiếu hụt nghiêm trọng và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Chốt phiên 14/04, dầu thô Brent tăng 22 US cent hay 0,3% lên 86,31 USD/thùng. Dầu WTI tăng 36 US cent hay 0,4%. Cả hai loại dầu này có tuần thứ 4 tăng giá liên tiếp trong bối cảnh lo ngại về khủng hoảng ngân hàng dịu đi và quyết định bất ngờ về cắt giảm thêm sản lượng của OPEC+.

Dầu Brent ghi nhận tăng 1,5% trong tuần, trong khi dầu WTI tăng 2,4% trong thời gian đó. Chuỗi tăng 4 tuần là dài nhất kể từ tháng 6/2022.

Trong báo cáo hàng tháng IEA cho biết nhu cầu dầu thế giới thiết lập tăng 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023 lên kỷ lục 101,9 triệu thùng/ngày một phần bởi tiêu thụ mạnh hơn tại Trung Quôc sau khi dỡ bỏ những hạn chế Covid tại đó. Nhu cầu nhiên liệu bay chiếm 57% mức gia tăng của năm 2023.

Nhưng OPEC đã cảnh báo nguy cơ nhu cầu dầu mùa hè suy giảm là một phần lý do quyết định cắt giảm sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày.

IEA cho biết quyết định của OPEC+ có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

IEA cho biết họ dự kiến nguồn cung dầu toàn cầu giảm 400.000 thùng/ngày vào cuối năm nay do sản lượng dự kiến tăng 1 triệu thùng/ngày từ các quốc gia ngoài OPEC+ bắt đầu từ tháng 3 so với sự sụt giảm 1,4 triệu thùng/ngày từ khối này.

Cũng hỗ trợ giá dầu là số giàn khoan dầu và khí đốt của Mỹ, một chỉ số nguồn cung trong tương lai, giảm tuần thứ 3 liên tiếp, theo công ty Baker Hughes. Số giàn khoan dầu của Mỹ giảm 2 giàn xuống 588 giàn trong tuần này, thấp nhất kể từ tháng 6/2022, trong khi số giàn khoan khí giảm 1 xuống 157 giàn.

Giá vàng thoái lui do USD phục hồi

Giá vàng giảm trở lại sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm vào phiên trước, do USD phục hồi và một quan chức Fed thông báo sự cần thiết phải tăng tiếp lãi suất.

Vàng giao ngay giảm 1,8% xuống 2.003,6 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa giảm 1,9% xuống 2.015,8 USD/ounce.

Chỉ số USD và lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng sau khi một quan chức Fed cảnh báo ngân hàng cần tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Vàng cạnh tranh với USD là một nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính trị, trong khi USD tăng làm giảm sức hấp dẫn của vàng với những người mua bằng ngoại tệ khác.

Giá đồng giảm từ mức cao 7 tuần

Giá đồng tại London đảo chiều từ mức cao nhất 7 tuần, không quan tâm tới tồn kho thắt chặt do USD phục hồi và các nhà đầu tư tận dụng cơ hội chốt lời.

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,4% xuống 9.026 USD/tấn sau khi chạm mức 9.183 USD, cao nhất kể từ ngày 22/2.

Giá đồng được hỗ trợ bởi dự trữ của sàn giao dịch giảm và số liệu thương mại của Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới mạnh mẽ trong tháng 3.

Dự trữ đồng tại sàn giao dịch Thượng Hải giảm 4% trong tuần này. Dự trữ của sàn LME xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005 trong ngày 15/4.

Đồng USD vọt lên từ mức thấp nhất một năm, khiến các kim loại đắt hơn cho người mua bằng ngoại tệ khác.

Mặc dù giá đồng tăng 2,6% trong tuần này, một số nhà phân tích cho rằng kim loại này sẽ không tìm đủ được hỗ trợ để tiếp tục tăng.

Một nhà chiến lược hàng hóa tại ANZ Research cho biết trong khi giá có thể vẫn giao dịch trên 9.000 USD trong tuần tới, các yếu tố cơ bản cho thấy đà tăng bị hạn chế.

Giá đồng đã đạt mức cao nhất 7 năm tại 9.550,5 USD/tấn trong tháng 1 do hy vọng nhu cầu của Trung Quốc sẽ phục hồi sau khi quốc gia này xóa bỏ những hạn chế về Covid-19 nhưng giá đã giảm khi tiêu thụ không tăng nhanh.

Chile, nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới cho biết sản lượng của họ sẽ phục hồi trong những năm tới sau khi giảm trong năm trước đó.

Quặng sắt tiếp tục giảm do lo ngại nhu cầu của Trung Quốc

Quặng sắt giảm trong phiên cuối tuần, ghi nhận tuần thứ hai giảm giá liên tiếp trong bối cảnh một loại những lo ngại về nhu cầu thành phần sản xuất thép tại Trung Quốc.

Trung Quốc có kế hoạch hạn chế sản lượng thép trong nước ở mức năm 2022 làm tăng thêm lo ngại, kéo giá giảm, vốn đã bị áp lực của nhu cầu thép trong nước mờ nhạt trong mùa cao điểm xây dựng và triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đảm.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 0,8% xuống 768,5 CNY (112,3 USD)/tấn và có tuần giảm giá gần 3%.

Tại Singapore, quặng sắt giao tháng 5 giảm 0,4% xuống 115,9 USD/tấn, giảm hơn 1% trong tuần.

Các nhà chiến lược hàng hóa tại ngân hàng ANZ cho biết quặng sắt tiếp tục giảm do Trung Quốc có kế hoạch hạn chế sản lượng thép năm 2023. Điều này là để đáp ứng sự phục hồi nhu cầu chậm hơn và để hạn chế khí thải.

Bất chấp nhu cầu yếu, công suất sử dụng lò cao của 247 nhà máy thép Trung Quốc ở mức cao nhất 22 tháng là 91,8% trong tuần này, theo khảo sát hàng tuần của Mysteel.

Trong khi đó, về nguồn cung có thể bị gián đoạn từ cảng xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới.

Tại Thượng Hải, thép thanh tăng 0,4%, thép cuộn cán nóng tăng 0,5% và thép không gỉ tăng 0,8%.

Cao su Nhật Bản có tuần tăng

Giá cao su Nhật Bản đạt mức cao nhất trong hơn một tuần do nguồn cung giảm trong đợt nghỉ Tết của Thái Lan, nhưng nhu cầu của Trung Quốc yếu đã hạn chế đà tăng.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Osaka đóng cửa tăng 3,3 JPY hay 1,6% lên 209,8 JPY (1,58 USD)/kg. Tính chung cả tuần hợp đồng này tăng 2,5%.

Tại Thượng Hải giá cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 60 CNY xuống 11.640 CNY (1.701,06 USD)/tấn.

Các nhà sản xuất Thái Lan đang trong kỳ nghỉ lễ Songkran, nhưng các nhà sản xuất lốp vẫn hoạt động tích cực trên thị trường để lấy hàng từ Indonesia.

Đường tăng

Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 0,06 US cent hay 0,2% lên 24,1 US cent/lb, củng cố ngay dưới mức cao nhất 11 năm tại 24,85 US cent thiết lập trong tuần này.

Giá tăng gần đây bởi dự đoán sản lượng niên vụ 2022/23 tại Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan thấp hơn dự kiến cũng như lo ngại về hiện tượng thời tiết El Nino có thể làm giảm sản lượng năm 2023/24 tại Châu Á, nơi thời tiết có thể khô hơn bình thường.

Đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 2 USD hay 0,3% lên 668,2 USD/tấn.

Cà phê giảm

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 38 USD hay 1,6% xuống 2344 USD/tấn, giảm trở lại từ mức cao nhất 11,5 năm tại 2.401 USD/tấn của phiên trước đó.

Các đại lý cho biết nhu cầu cà phê robusta mạnh và nguồn cung cấp tại Việt Nam khan hiếm.

Cà phê arabica cùng kỳ hạn giảm 2,9 US cent hay 1,5% lên 1,915 USD/lb sau khi thiết lập mức cao nhất 6 tháng tại 1,981 USD trong phiên trước đó.

Ngô tiếp tục tăng gần mức cao nhất 4 tuần

Giá Ngô Chicago đóng cửa tăng, ghi nhận tăng tuần thứ 4 liên tiếp, sau một tuần bán hàng gấp rút sang Trung Quốc và nhu cầu chế biến ethanol.

Đậu tương đóng cửa giảm, kết thúc chuỗi tăng kể từ cuối tháng 3, do vụ thu hoạch kỳ lục của Brazil làm giảm lo ngại về thiệt hại bởi hạn hán ở Argentina.

Giá ngô CBOT đóng cửa tăng 14 US cent lên 6,66-1/4 USD/bushel và giảm tuần thứ 4 liên tiếp.

Lúa mì đóng cửa tăng 15-1/2 US cent lên 6,82-1/2 USD/bushel và đậu tương giảm 1/2 US cent xuống 15,00-1/2 USD/bushel.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 15/4

Thị trường ngày 15/4: Giá dầu, đường, ngô tăng, vàng, đồng thoái lui - Ảnh 2.

Minh Quân

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên