Thị trường ngày 15/4: Giá dầu, sắt thép, đồng và cao su đồng loạt tăng; vàng và đường quay đầu giảm
Chốt phiên giao dịch ngày 14/4, giá dầu, đồng, sắt thép và cao su đồng loạt tăng, khí tự nhiên vẫn cao nhất 13 năm, dầu cọ cao nhất 1 tháng, trong khi vàng và đường quay đầu giảm.
- 14-04-2022'Đồ ngon giá rẻ' chẳng nỡ bỏ qua: Sau dầu giá rẻ, Ấn Độ dự định tăng nhập cả than của Nga
- 14-04-2022Khổ như EU: Dầu Nga 'vòng qua' Ấn Độ, rồi lại cập bến châu Âu với giá 'cắt cổ' - cấm vận, trừng phạt trở thành công cốc
- 13-04-2022Tưởng ‘vớ bẫm’ mua được dầu đại hạ giá của Nga, các nhà máy lọc dầu Ấn Độ ‘giận tím người’ khi vẫn nhập hàng triệu thùng ở mức ‘cắt cổ’
Giá dầu tiếp đà tăng
Giá dầu tăng, khi có thông tin cho rằng EU có thể sẽ ra lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.
Chốt phiên giao dịch ngày 14/4, dầu thô Brent tăng 2,92 USD tương đương 2,68% lên 111,7 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 2,7 USD tương đương 2,59% lên 106,95 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều có tuần tăng đầu tiên trong tháng 4/2022. Trong vài tuần qua, giá dầu biến động mạnh nhất kể từ tháng 6/2020.
Thời báo New York đưa tin rằng, EU đang tiến tới việc áp dụng lệnh cấm theo từng giai đoạn đối với dầu của Nga, để Đức và các quốc gia khác có thể tìm kiếm các nguồn cung thay thế.
Trong khi đó, các nhà kinh doanh lớn trên toàn cầu đang có kế hoạch hạn chế mua dầu thô và nhiên liệu từ các công ty dầu do nhà nước Nga kiểm soát trong tháng 5/2022.
Giá khí tự nhiên tăng 4%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 4% lên mức cao mới 13 năm, do tồn trữ thấp hơn so với bình thường và sản lượng khí tự nhiên của Mỹ giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn New York tăng 30,3 US cent lên 7,3 USD/mmBTU – cao nhất kể từ tháng 10/2008. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên tăng 16% - tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2020.
Giá vàng giảm
Giá vàng giảm sau khi đồng USD tăng mạnh và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, song nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn được thúc đẩy bởi khủng hoảng Ukraine và lạm phát, khiến vàng có tuần tăng.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,3% xuống 1.971,04 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn New York giảm 0,5% xuống 1.974,9 USD/ounce. Tuy nhiên, tính từ đầu tuần đến nay giá vàng tăng 1,3% và có tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang nỗ lực để kiềm chế lạm phát tăng, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn giữ nguyên kế hoạch quay lại các biện pháp kích thích trong năm nay, một động thái được coi là ít quyết liệt hơn khi đối mặt với lạm phát tăng mạnh.
Giá đồng tăng
Giá đồng tăng, được thúc đẩy bởi kỳ vọng nhu cầu tăng sau khi nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,2% lên 10.318 USD/tấn.
Trung Quốc chiếm gần 1/2 lượng đồng tiêu thụ toàn cầu, ước đạt 24 triệu tấn, đang nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19 bùng phát, đe dọa tăng trưởng kinh tế và làm gián đoạn chuỗi cung ứng của nước này.
Giá thép và quặng sắt tăng
Giá thép tại Trung Quốc tăng, khi các nhà đầu tư tìm kiếm các biện pháp kích thích của chính phủ để vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng mạnh.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2022 tăng 0,6% lên 5.004 CNY (786 USD)/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,6% lên 5.160 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 0,8% lên 19.830 CNY/tấn.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2022 tăng 0,1% lên 902 CNY/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 2 USD xuống 152 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, được thúc đẩy bởi thị trường chứng khoán tăng mạnh và nguồn cung nguyên liệu thắt chặt.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Osaka tăng 4,3 JPY tương đương 1,7% lên 264,0 JPY (2,11 USD)/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 40 CNY lên 13.460 CNY (2.114,06 USD)/tấn.
Giá cà phê tăng tại Việt Nam, không thay đổi tại Indonesia, giảm tại New York và London
Thị trường cà phê Việt Nam giao dịch trầm lắng, hoạt động mua vào ít trong khi tồn trữ giảm.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) chào bán ở mức trừ lùi 250-260 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn London và so với mức trừ lùi 240-250 USD/tấn cách đây 1 tuần. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 40.500-41.500 VND (1,77-1,81 USD)/kg, không thay đổi so với 1 tuần trước đó.
Trong quý 1/2022, Việt Nam đã xuất khẩu 581.693 tấn cà phê, tăng 28,3% so với cùng quý năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong quý 1/2022 tăng 60% lên 1,3 tỉ USD.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức trừ lùi 200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2022 và không thay đổi so với cách đây 1 tuần.
Trong tháng 3/2022, Indonesia xuất khẩu 7.604,4 tấn cà phê robusta, giảm 48,63% so với tháng 3/2021.
Tại New York, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2022 giảm 1,4 US cent tương đương 0,6% xuống 2,2375 USD/lb, đóng cửa phiên trước đó giảm 3,6%.
Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2022 giảm 6 USD tương đương 0,3% xuống 2.099 USD/tấn.
Giá đường rời khỏi mức cao nhất 5 tháng
Giá đường thô giảm sau khi đạt mức cao nhất 5 tháng trong phiên trước đó.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE giảm 0,04 US cent tương đương 0,2% xuống 20,06 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 5 tháng (20,51 US cent/lb) trong phiên trước đó.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London giảm 7,4 USD tương đương 1,3% xuống 568,8 USD/tấn.
Giá ngô và đậu tương tăng, lúa mì giảm
Giá ngô tại Mỹ tăng, được hỗ trợ bởi nguồn cung ngũ cốc toàn cầu thắt chặt và sự không chắc chắn về triển vọng sản lượng khi cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 6-3/4 US cent lên 7,9-1/4 USD/bushel, sau khi đạt mức cao 7,93 USD/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 6-1/4 US cent lên 16,82-1/4 USD/bushel, trong khi giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2022 giảm 17 US cent xuống 10,96-1/2 USD/bushel.
Tính chung cả tuần, giá ngô tăng 2,8%, lúa mì tăng 4,3% song đậu tương giảm 0,4%.
Giá gạo giảm tại Ấn Độ, tăng tại Việt Nam và không thay đổi tại Thái Lan
Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ giảm do nguồn cung tăng, trong khi lạm phát tại châu Á tăng đã thúc đẩy giá gạo Việt Nam tăng, bất chấp hoạt động giao dịch trầm lắng.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm không thay đổi ở mức 408-412 USD/tấn, khi thị trường đóng cửa cho kỳ nghỉ Tết cổ truyền.
Tại Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu, giá gạo 5% tấm giảm xuống 364-368 USD/tấn, so với 365-369 USD/tấn cách đây 1 tuần, do đồng rupee suy yếu và nguồn cung tăng, sau khi chính phủ mở rộng kế hoạch cung cấp ngũ cốc miễn phí cho người nghèo.
Đối với loại 5% tấm, giá gạo Việt Nam ở mức 420-425 USD/tấn, so với 400 – 415 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Giá dầu cọ cao nhất 1 tháng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng lên mức cao nhất 1 tháng, khi các chủ xe tải tại Argentina đình công ảnh hưởng đến nguồn cung thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 159 ringgit tương đương 2,59% lên 6.294 ringgit (1.487,94 USD)/tấn. Giá dầu cọ đã tăng 4 phiên liên tiếp trong 5 phiên.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 15/4: