MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường ngày 22/4: Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất hai tuần; dầu, đồng, cao su, cà phê… đồng loạt tăng

22-04-2022 - 07:30 AM | Thị trường

Thị trường ngày 22/4: Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất hai tuần; dầu, đồng, cao su, cà phê… đồng loạt tăng

Chốt phiên giao dịch ngày 21/4, dầu tăng hơn 1% cùng với đồng, cà phê, đường, cao su, trong khi vàng giảm 1%.

Dầu tăng

Giá dầu tăng bởi lo ngại về nguồn cung thắt chặt khi Liên minh Châu Âu cân nhắc một lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga có thể sẽ hạn chế hơn nữa hoạt động giao dịch dầu trên thế giới.

Chốt phiên 21/4, dầu thô Brent tăng 1,53 USD lên 108,33 USD/thùng sau khi đạt mức 109,8 USD/thùng. Dầu WTI tăng 1,6 USD hay 1,6% lên 103,79 USD/thùng sau khi đạt 105,42 USD/thùng.

Các khách hàng cũng phản ứng với việc gián đoạn đang diễn ra ở Liyba bởi việc phong tỏa các giếng dầu mỏ lớn và kho cảng xuất khẩu.

Dầu Brent đã tăng gần 8% trong 7 ngày giao dịch qua, nhưng đà tăng diễn ra ở mức độ chậm chạp không như đợt tăng cuối tháng 2 khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine cũng như đợt giữa tháng 3.

Thị trường bị bán tháo một phần sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết EU cần phải thận trọng về một lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu năng lượng từ Nga vì sẽ có thể khiến giá dầu tăng vọt.

Thị trường này đang cân nhắc khả năng tăng trưởng chậm lại hay nguồn cung bổ sung có thể làm suy yếu chiều hướng tăng giá dầu. Tuy nhiên, thị trường vẫn thắt chặt. Dự trữ sản phẩm chưng cất của Mỹ gần mức thấp nhất 14 năm, theo Bộ Năng lượng Mỹ.

Các nhà giao dịch cũng trích dẫn bình luận từ các quan chức Cục dự trữ Liên bang cho thấy lãi suất của Mỹ sẽ tăng tích cực trong những tháng tới. Điều đó có thể kéo theo tăng trưởng, làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm năng lượng.

Xuất khẩu dầu thô của Mỹ tăng lên hơn 4 triệu thùng/ngày trong tuần trước, một phần bù cho thiếu hụt dầu thô từ Nga bởi các lệnh trừng phạt từ Mỹ và các quốc gia Châu Âu.

Triển vọng nhu cầu tại Trung Quốc tiếp tục gây sức ép lên thị trường này, do Trung Quốc chậm nới lỏng những hạn chế nghiêm ngặt về Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vàng giảm 1%

Giá vàng giảm 1% xuống mức thấp nhất hai tuần, bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và nhu cầu tài sản rủi ro mạnh lên, với các nhà đầu tư dự kiến chính sách thắt chặt tích cực của Cục dự trữ Liên bang.

Vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.946,73 USD/ounxe sau khi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 8/4. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa giảm 0,4% xuống 1.948,20 USD/ounce.

Giá vàng điều chỉnh kể từ khi thị trường dự kiến Fed tăng lãi suất tích cực hơn, trong khi lợi suất trái phiếu cũng tăng. Vàng được xem như một biện pháp phòng chống lạm phát, lãi suất tăng làm tăng chi phí giữ vàng.

Giá đồng phục hồi

Giá đồng phục hồi sau một loạt các vấn đề sản xuất đe dọa cắt giảm nguồn cung, gồm cả tình trạng khẩn cấp ở Peru, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới.

Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 1% lên 10.320 USD/tấn sau hai ngày sụt giảm.

Các tín hiệu kỹ thuật cũng tích cực do đồng LME tìm được hỗ trợ ở mức trung bình 50 ngày. Công ty khai thác Antofagasta của Chile đã công bố sản lượng đồng trong quý 1 giảm 24% trong khi công ty Anglo American báo cáo giảm 13%.

Cổ phiếu của Preeport-McMorran giảm hơn 7% trong ngày 21/4 sau khi cắt giảm dự báo sản lượng của họ năm 2022 và 2023 do những thách thức mở rộng ở Indonesia.

Một ngày trước đó, Peru cho biết họ tuyên bố tình trạng khẩn cấp gần mỏ Cuajone trong bối cảnh gia tăng các cuộc biểu tình chống lại các công ty khai thác mỏ đã làm giảm sản lượng đồng của quốc gia này 20%.

Đồng và nhôm cũng có hỗ trợ do nhu cầu mua vào của các khách hàng công nghiệp.

Dự trữ đồng tại kho LME tiếp tục tăng gần đây lên 130.500 tấn, cao nhất kể từ tháng 10/2021, tăng 62% trong 4 tuần qua.

Quặng sắt Đại Liên tăng

Quặng sắt Đại Liên đóng cửa tăng nhẹ trong một phiên giao dịch biến động, sau khi công ty khai thác BHP Group tiếp tục sản xuất yếu kém, đà tăng giá quặng bị hạn chế bởi lo ngại về Covid-19 và việc kiểm soát sản lượng thép tại Trung Quốc.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 0,3% lên 904 CNY (140,24 USD)/tấn sau hai ngày sụt giảm.

Trên sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 6 giảm 0,4% xuống 150,85 USD/tấn.

BHP, công ty khai thác được niêm yết lớn nhất thế giới đã không đạt được sản lượng quặng sắt ước tính trong quý 1, do cuộc khủng hoảng lao động liên quan tới đại dịch gây áp lực lên nỗ lực thúc đẩy sản xuất ở vùng Pilbara của Úc. Công ty khai thác này cũng cảnh báo sản lượng quý 2 dự kiến bị ảnh hưởng bởi công nhân vắng mặt kéo dài, mặc dù nó vẫn theo hướng đáp ứng chi phí tài khóa 2022 và dự báo về khối lượng.

Điều đó bổ sung vào những lo ngại về nguồn cung do nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới Rio Tinto báo cáo xuất khẩu trong quý 1 thấp hơn dự kiến và công ty khai thác Vale SA của Brazil có sản lượng quặng sắt giảm 6% trong quý 1 so với quý trước đó.

Nhưng cùng thời gian này các nhà kinh doanh quặng sắt đối mặt với những lo lắng về triển vọng tại Trung Quốc, nơi tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và chính quyền cam kết giảm sản lượng thép.

Giá thép tại Thượng Hải giảm sau khi chạm mức cao nhất hai tuần trước đó trong tuần này, với thép thanh giảm 0,8%, thép cuộn cán nóng giảm 1,4%. Thép không gỉ giảm 0,6%.

Cao su Nhật Bản tăng

Giá cao su Nhật Bản tăng do chứng khoán Tokyo mạnh lên và dự kiến sản lượng nguyên liệu thô thắt chặt hơn, mặc dù đà tăng bị hạn chế bởi những lo ngại về Covid-19 ở Trung Quốc.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,6 JPY, hay 0,2% lên 261,4 JPY (2,04 USD)/kg.

Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản tăng 1,2% lên mức đóng cửa cao nhất trong hơn hai tuần.

Giá nguyên liệu thô ổn định bởi dự kiến rằng sẽ có mưa tại Thái Lan trong 10 ngày tới có thể ảnh hưởng tới sản lượng.

Cao su tại Thượng Hải kỳ hạn tháng 9 giảm 140 CNY xuống 13.270 CNY (2.058,77 USD)/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 17/3 tại 13.205 CNY trước đó trong phiên này.

Cà phê arabica tăng gần 4%

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 8,65 US cent hay 3,9% lên 2,281 USD/lb.

Các đại lý cho biết thị trường này trở thành bán quá nhiều về mặt kỹ thuật và đã chín muồi cho đợt điều chỉnh tăng trong bối cảnh tin tức tích cực về nhu cầu và thời tiết khô hạn tại Brazil.

Nestle đã báo cáo tăng trưởng tốt trong phân khúc cà phê của Mỹ, đồng thời cho biết họ đã thành công trong việc chuyển chi phí tăng vào giá sản phẩm.

Thời tiết khô hạn tại Brazil có khả năng ngăn cản tăng trưởng kích cỡ cà phê.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 22 USD hay 1,1% lên 2.114 USD/tấn.

Tại Việt Nam, thị trường bị ảnh hưởng do thiếu cà phê vào cuối vụ, trong khi giá giảm tại Indonesia do nguồn cung tăng và nhu cầu thấp.

Nông dân tại Tây Nguyên đã bán cà phê ở mức 40.300 – 41.000 đồng (1,77 – 1,79 USD)/kg, không đổi so với mức 40.500 – 41.500 đống/kg của tuần trước.

Một thương nhân tại Đắk Lắk cho biết khách hàng đang quay sang đối thủ Brazil và Indonesia để mua cà phê vì các kho dự trữ ở Đắk Lắk gần như chống rỗng.

Các thương gia đã chào bán cà phê robusta 5% hạt đen và vỡ ở mức trừ lùi 220 USD/tấn, so với 250 – 260 USD một tuần trước.

Tại tỉnh Lampung, Indonesia, giá cà phê robusta Sumatran giảm do có nguồn cung mới trong khi nhu cầu trầm lắng trong tuần này. Giá được chào bán ở mức trừ lùi 170 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 và tháng 6 tại London, giảm so với mức trừ lùi 150 USD một tuần trước.

Đường tăng

Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 tăng 0,25 US cent hay 1,3% lên 19,87 US cent/lb sau khi giảm xuống mức thấp nhất hai tuần tại 19,57 US cent.

Giá năng lượng cao cũng tiếp tục hỗ trợ, điều này có thể khiến sản lượng ethanol tăng và sản lượng đường ít hơn tại Brazil.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến sản lượng đường ở Châu Âu giảm do trồng củ cải đường ít đi.

Triển vọng mùa vụ đang cải thiện ở cả Ấn Độ và Pakistan cũng hạn chế đà tăng của đường.

Czarnikow nâng dự báo của họ đối với sản lượng đường thế giới trong niên vụ 2021/22 thêm 3,2 triệu tấn, đạt 179,3 triệu tấn.

Đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 4,1 USD hay 0,8% lên 541,1 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ, Việt Nam giảm

Giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam giảm trong tuần này do nguồn cung tăng, mặc dù thị trường Việt Nam dự kiến có các đơn hàng mới từ Trung Quốc, Bangladesh, Iran và Sri Lanka trong những tháng tới.

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức 361 tới 365 USD/tấn, giảm từ 364 – 368 USD/tấn trong tuần trước, bởi áp lực từ đồng rupee suy yếu.

Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào ở mức 415 USD/tấn, giảm từ 420 – 425 USD/tấn trong tuần trước, trong bối cảnh nguồn cung trong nước dồi dào, nông dân tại đồng bằng sông Mekong đã phu hoạch 90% vụ đông xuân.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết xuất khẩu dự kiến sẽ tăng trong những tháng tới, với nhu cầu mạnh từ các thị trường như Trung Quốc, Bangladesh, Iran và Sri Lanka.

Số liệu sơ bộ cho thấy 291.690 tấn gạo đã được xuất trong tháng 4 tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết sang Philippines và Cuba.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng nhẹ lên 410 – 414 USD/tấn so với 408 – 412 USD/tấn trong hai tuần trước, thị trường chứng kiến các giao dịch nhỏ. Nước này đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo trong hai tháng đầu năm nay, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.

Tại Bangladesh, giá trong nước tăng bất chấp dự trữ tốt bởi mùa màng tốt và nhập khẩu nhiều, trong khi chính phủ cung cấp trợ cấp ngũ cốc cho người nghèo.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 22/4

Thị trường ngày 22/4: Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất hai tuần trong khi dầu, đồng, cao su, cà phê… đồng loạt tăng - Ảnh 1.

https://cafef.vn/thi-truong-ngay-22-4-gia-vang-giam-xuong-muc-thap-nhat-hai-tuan-dau-dong-cao-su-ca-phe-dong-loat-tang-20220422064814667.chn

Minh Quân

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên