Thị trường ngày 30/11: Giá dầu diễn biến trái chiều, sắt thép đón tin vui, vàng, đồng, cà phê đồng loạt tăng
Sau các cuộc biểu tình phản đối các hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt tại Trung Quốc, đã khiến nước này nới lỏng dần các biện pháp kiểm soát, thúc đẩy hầu hết các mặt hàng đều tăng. Chốt phiên giao dịch ngày 29/11, giá dầu diễn biến trái chiều, khí tự nhiên, vàng, đồng, sắt thép và cà phê… đồng loạt tăng, quặng sắt cao nhất 23 tuần.
- 26-11-2022Thị trường ngày 26/11: Giá dầu giảm thêm gần 2 USD/thùng, quặng sắt tiếp đà tăng, vàng vững ở mức cao nhất 1 tuần
- 25-11-2022Thị trường ngày 25/11: Giá dầu, vàng, đồng, cà phê…tăng do USD yếu, gạo đạt “đỉnh” 16 tháng
- 24-11-2022Thị trường ngày 24/11: Giá dầu, cà phê, quặng sắt giảm mạnh, vàng và khí đốt tăng
Giá dầu diễn biến trái chiều
Giá dầu diễn biến trái chiều, do kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt, song lo ngại OPEC+ sẽ giữ sản lượng không thay đổi trong cuộc họp tới đã hạn chế đà tăng.
Chốt phiên giao dịch ngày 29/11, dầu thô Brent giảm 16 US cent tương đương 0,2% xuống 83,03 USD/thùng, trong khi dầu thô Tây Texas WTI tăng 96 US cent tương đương 1,2% lên 78,2 USD/thùng.
Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng thúc đẩy giá dầu thô tăng. Chỉ số đồng USD giảm xuống 106,65 từ mức cao nhất 20 năm, do các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ đạt lãi suất cao nhất trong đầu năm tới, khi áp lực lạm phát dự kiến sẽ giảm bớt.
Giá khí tự nhiên tăng 1%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 1% lên mức cao nhất gần 1 tuần, do dự báo thời tiết đến giữa tháng 12/2022 lạnh hơn so với dự kiến trước đó. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế bởi dự báo nhu cầu khí đốt trong 2 tuần tới thấp hơn so với dự kiến trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn New York tăng 3,9 US cent tương đương 0,5% lên 7,235 USD/mmBTU – cao nhất kể từ ngày 23/11/2022.
Tính từ đầu năm đến nay, giá khí tự nhiên tăng 94%, do giá khí đốt trên toàn cầu tăng cao, nguồn cung gián đoạn và lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Giá khí đốt ở mức 40 USD/mmBTU tại châu Âu và 31 USD/mmBTU tại châu Á.
Giá vàng tăng
Giá vàng tăng 1%, do đồng USD giảm và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ ít tăng lãi suất hơn trong thời gian tới.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,6% lên 1.751,21 USD/ounce. Vàng kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn New York tăng 0,5% lên 1.748,4 USD/ounce.
Giá đồng tăng
Giá đồng tăng, do kỳ vọng các cuộc biểu tình phản đối các hạn chế Covid-19 tại Trung Quốc, sẽ nới lỏng nhanh hơn các quy tắc đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế và nhu cầu kim loại.
Giá đồng trên sàn London tăng 1,1% lên 8.043,5 USD/tấn.
Giá đồng đã giảm từ mức cao kỷ lục 10.845 USD/tấn trong tháng 3/2022 xuống 6.955 USD/tấn trong tháng 7/2022, do tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc và các nơi khác chậm lại, song vẫn dao động xung quanh mức 8.000 USD/tấn trong hơn 1 tuần.
Giá quặng sắt cao nhất 23 tuần, thép tăng
Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng lên mức cao nhất 23 tuần, được hỗ trợ bởi nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – có động thái tăng cường hỗ trợ cho các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên tăng 2,3% lên 770,5 CNY (107,45 USD)/tấn. Trong đầu phiên giao dịch, giá quặng sắt đạt 780,5 CNY/tấn – cao nhất kể từ giữa tháng 6/2022.
Tính chung cả tháng 11/2022, giá quặng sắt tăng hơn 25% sau hoạt động bán tháo trong tháng 10/2022, do lo ngại nhu cầu tại Trung Quốc giảm bởi các hạn chế Covid-19 và khủng hoảng thanh khoản trong ngành bất động sản nội địa.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Singapore tăng 2,2% lên 99,5 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,8%, thép cuộn cán nóng tăng 1,2%, thép cuộn tăng 0,4% và thép không gỉ tăng 1,5%.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm
Giá cao su tại Nhật Bản giảm do thị trường chứng khoán nội địa giảm và theo xu hướng giá cao su tại thị trường Thượng Hải giảm, khi các trường hợp nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc tăng và các cuộc biểu tình phản đối các hạn chế nghiêm ngặt mới đây gây áp lực thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Osaka giảm 0,2 JPY tương đương 0,1% xuống 213,8 JPY (1,54 USD)/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 25 CNY xuống 12.840 CNY (1.791 USD)/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn Singapore tăng 2,1% lên 128,8 US cent/kg.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê arabica trên sàn ICE tăng gần 4%, do các thương nhân vẫn lo ngại triển vọng vụ thu hoạch tới tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn ICE tăng 6,05 US cent tương đương 3,7% lên 1,689 USD/lb, trong phiên có lúc đạt mức cao nhất 2 tuần.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn London tăng 4 USD tương đương 0,2% lên 1.859 USD/tấn.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2022 ước tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 25,6 triệu bao (60 kg/bao).
Giá đường tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn ICE tăng 0,15 US cent tương đương 0,8% lên 19,53 US cent/lb, sau khi chạm mức thấp 2,5 tuần trong phiên trước đó.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn London tăng 5,1 USD tương đương 1% lên 533,7 USD/tấn.
Giá lúa mì và đậu tương tăng, ngô giảm
Giá lúa mì tại Chicago tăng sau khi chạm mức thấp nhất 3 tháng trong phiên trước đó, do kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp chống lại sự lây nhiễm Covid-19, sau cuộc biểu tình tại nước này khiến thị trường bất ổn.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì tăng 3/4 US cent lên 7,81-1/2 USD/bushel, sau khi chạm mức thấp 7,73-1/4 USD/bushel trong phiên trước đó. Giá đậu tương tăng 2-1/4 US cent lên 14,59-1/2 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 7/11/2022 trong đầu phiên giao dịch. Giá ngô giảm 1-3/4 US cent xuống 6,69-1/2 USD/bushel.
Giá dầu cọ tăng phiên thứ 2 liên tiếp
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 2 liên tiếp lên mức cao nhất 18 ngày, theo xu hướng giá dầu thực vật tại Đại Liên và Chicago và dầu thô tăng.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn Bursa Malaysia tăng 83 ringgit tương đương 2% lên 4.223 ringgit (937,4 USD)/tấn – cao nhất kể từ ngày 11/11/2022.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 30/11
Nhịp sống thị trường