Thị trường ngày 31/12: Giá dầu, vàng, nhôm… đồng loạt tăng, khí tự nhiên thấp nhất 6 tháng
Chốt phiên giao dịch ngày 30/12, giá dầu, vàng, nhôm, đồng, cao su…đồng loạt tăng, trong khi khí tự nhiên thấp nhất 6 tháng, gạo Việt Nam thấp nhất 4 tháng.
- 20-11-2021Lao đao vì giá hàng hóa leo thang
Giá dầu tăng
Giá dầu tăng nhẹ, do kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu tăng bất chấp các trường hợp nhiễm biến thể Omicron gia tăng, trong khi OPEC và các đồng minh sẽ chỉ tiếp tục tăng nhập khẩu theo từng bước.
Chốt phiên giao dịch ngày 30/12, dầu thô Brent tăng 9 US cent tương đương 0,11% lên 79,32 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 43 US cent tương đương 0,56% lên 76,9 USD/thùng, tăng phiên thứ 7 liên tiếp. Như vậy, trong năm 2021 giá dầu toàn cầu đã tăng khoảng 50-60%, do nhu cầu nhiên liệu tăng trở lại gần mức trước đại dịch và OPEC+ cắt giảm sâu sản lượng, đã xóa bỏ tình trạng dư cung.
Giá dầu tăng nhẹ khi nước nhập khẩu hàng đầu thế giới – Trung Quốc – cắt giảm nhập khẩu dầu thô đợt đầu tiên phân bổ cho năm 2022. Nước này đã giảm 11% hạn ngạch nhập khẩu đợt đầu tiên của năm 2022 đối với hầu hết các nhà máy lọc dầu độc lập.
Ngoài ra, giá dầu tăng khi số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, tồn trữ dầu thô của nước này trong tuần tính đến ngày 24/12/2021 giảm 3,6 triệu thùng - nhiều hơn so với dự kiến của các nhà phân tích. Đồng thời, tồn trữ xăng và sản phẩm chưng cất cũng giảm, do nhu cầu vẫn mạnh bất chấp các trường hợp nhiễm Covid-19 tại Mỹ tăng kỷ lục.
Giá khí tự nhiên thấp nhất 6 tháng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm hơn 7% xuống mức thấp nhất 6 tháng, sau khi giá khí đốt tại châu Âu giảm do sản lượng tiếp tục tăng.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn New York giảm 28,9 US cent tương đương 7,5% xuống 3,561 USD/mmBtu – thấp nhất kể từ ngày 25/6/2021.
Giá khí tự nhiên giảm bất chấp tồn trữ trong tuần trước thấp hơn nhiều so với dự kiến, dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm trong 2 tuần tới tăng.
Giá vàng tăng
Giá vàng tăng do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm từ mức cao nhất 1 tháng, làm lu mờ áp lực đồng USD tăng.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,5% lên 1.813,16 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn New York tăng 0,5% lên 1.814,1 USD/ounce. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng giảm 5% - mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2015, do các nền kinh tế hồi phục từ tác động của đại dịch, làm giảm nhu cầu vàng là tài sản trú ẩn an toàn.
Giá nhôm và đồng tăng
Giá nhôm tăng sau khi 2 lò luyện cắt giảm sản lượng, do giá điện tăng làm dấy lên mối lo ngại về khả năng thiếu hụt.
Giá nhôm giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,2% lên 2.816 USD/tấn, sau 2 phiên giảm liên tiếp.
Đồng thời, giá nhôm trên sàn Thượng Hải tăng 3,6% lên 20.585 CNY/tấn – cao nhất kể từ ngày 27/10/2021.
Giá đồng trên sàn London tăng 0,1% lên 9.685,5 USD/tấn.
Giá quặng sắt tăng, thép giảm
Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore tăng sau chuỗi giảm 3 ngày liên tiếp, song lo ngại về nhu cầu quặng sắt tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – đã khiến giá quặng sắt vẫn chạm gần mức thấp nhất 2 tuần.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Đại Liên tăng 1% lên 669,5 CNY (105,11 USD)/tấn. Trong phiên trước đó, giá quặng sắt chạm 650,5 CNY/tấn – thấp nhất kể từ ngày 15/12/2021.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn Singapore tăng 1,6% lên 119 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây và thép cuộn cán nóng cả hai đều giảm 0,6%, song giá thép không gỉ tăng 2,4%.
Giá cao su tại Nhật Bản tiếp tục tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, do giá dầu và giá cao su trên sàn Thượng Hải tăng mạnh.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Osaka tăng 1,8 JPY (0,0156 USD) lên 238 JPY/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 85 CNY(13,34 USD) lên 14.820 CNY/tấn.
Giá cà phê tăng tại London và Việt Nam, không thay đổi tại Indonesia và New York
Giá cà phê tại thị trường nội địa Việt Nam tăng, sau khi giá cà phê robusta trên sàn ICE tăng do các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) chào bán ở mức trừ lùi 240-250 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London và so với mức trừ lùi 430-440 USD/tấn tuần trước đó. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 42.300-42.700 VND (1,86-1,87 USD)/kg, tăng so với 40.300-42.000 VND/kg cách đây 1 tuần.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức trừ lùi 230-250 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 2/2022, không thay đổi so với cách đây 1 tuần.
Tại New York, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2022 không thay đổi ở mức 2,2885 USD/lb.
Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 9 USD tương đương 0,4% lên 2.373 USD/tấn.
Giá đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE giảm 0,32 US cent tương đương 1,7% xuống 18,78 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 6,4 USD tương đương 1,3% xuống 494,7 USD/tấn.
Giá đậu tương, ngô và lúa mì đều giảm
Giá đậu tương tại Chicago giảm mạnh, do vụ thu hoạch đạt gần mức cao kỷ lục bắt đầu tại nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu – Brazil- và mưa nhiều hơn tại các khu vực khô hạn của Parana so với dự kiến.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương giảm 30-1/4 US cent xuống 13,38-1/2 USD/bushel, giá ngô giảm 9-1/2 US cent xuống 5,96 USD/bushel và giá lúa mì giảm 8 US cent xuống 7,79-3/4 USD/bushel.
Giá gạo Việt Nam thấp nhất 4 tháng, không thay đổi tại Thái Lan và Ấn Độ
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam chạm mức thấp nhất 4 tháng khi doanh số bán giảm, trong khi Ấn Độ và Thái Lan cũng chứng kiến nhu cầu suy giảm vào cuối năm.
Đối với loại 5% tấm, giá gạo Việt Nam ở mức 395-400 USD/tấn – thấp nhất kể từ tuần kết thúc ngày 26/8/2021, so với mức 395-405 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2021 dự báo sẽ giảm 0,5% xuống 6,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu gạo dự kiến sẽ tăng 5% lên 3,3 tỉ USD.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm dao động trong khoảng 387-396 USD/tấn so với 385-396 USD/tấn tuần trước đó.
Tại Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu, giá gạo 5% tấm duy trì vững ở mức 355-360 USD/tấn, không thay đổi so với cách đây 1 tuần, khi nhu cầu giảm do nghỉ lễ.
Giá dầu cọ giảm phiên thứ 2 liên tiếp
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm phiên thứ 2 liên tiếp, chịu áp lực bởi giá dầu thô và dầu đậu tương suy yếu, song nguồn cung thắt chặt đã hạn chế đà suy giảm giá.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Bursa Malaysia giảm 6 ringgit tương đương 0,13% xuống 4.689 ringgit (1.123,11 USD)/tấn. Trong phiên trước đó, giá dầu cọ tăng 3,56%.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 31/12: