MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường ngày 31/7: Giá dầu tăng tháng thứ 4 liên tiếp, nhôm đạt đỉnh 3 năm, cà phê giảm 9%

31-07-2021 - 08:13 AM | Thị trường

Thị trường ngày 31/7: Giá dầu tăng tháng thứ 4 liên tiếp, nhôm đạt đỉnh 3 năm, cà phê giảm 9%

Giá dầu kết thúc phiên 30/7 tăng và có tháng tăng thứ 4 liên tiếp, giá vàng quay đầu giảm do USD mạnh lên; giá nhôm, kẽm, thép cũng tăng mạnh. Trái lại, nhóm nông sản hầu hết giảm giá, ngoại trừ cao su.

Giá dầu tăng tháng thứ 4 liên tiếp

Giá dầu tăng trong phiên vừa qua, với dầu Brent tăng tháng thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu tăng nhanh hơn nguồn cung và việc tiêm chủng dự kiến sẽ làm giảm bớt tác động của đợt tái bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới.

Kết thúc phiên này, dầu Brent kỳ hạn tháng 9 – đáo hạn vào phiên 30/7 – tăng 28 US cent, tương đương 0,4%, lên 76,33 USD/thùng; dầu Brent kỳ hạn tháng 10 tăng 31 cent lên 75,41 USD/thùng.

Giá dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 33 cent, tương đương 0,5%, kết thúc phiên ở mức 73,95 USD/thùng.

Cả hai loại dầu đều tăng hơn 2% trong tuần. Tính chung cả tháng 7, giá dầu Brent tăng 1,6%, là tháng tăng thứ 4 liên tiếp, trong khi WTI không thay đổi.

Số lượng giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng trong 11 tháng liên tiếp, nhưng trong tuần này giảm 2 giàn xuống 385.

Vàng giảm do USD mạnh lên

Giá vàng giảm trong phiên vừa qua do USD mạnh lên làm giảm đà hồi phục ngắn ngủi của kim loại quý.

Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 1.814,00 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2021 giảm 1% xuống 1.817,20 USD/USD.

Phiên thứ Năm (29/7), giá vàng đạt mức cao nhất 2 tuần sau khi Chủ tịch Fed, ông Powell, cho biết thị trường việc làm Mỹ vẫn còn chưa đủ mạnh để Fed rút lại các chương trình hỗ trợ tài chính.

Tính chung cả tuần, giá vàng tăng. Chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures, Bob Haberkorn, cho biết dữ liệu cho thấy lạm phát cơ bản tăng với tốc độ chậm hơn so với dự kiến ​​vào tháng trước, cùng với đồng đô la mạnh lên đang đè nặng lên vàng. Theo truyền thống, vàng được coi là hàng rào chống lạm phát.

Nhôm cao nhất 3 năm do mất điện ở Trung Quốc, thiếc cao kỷ lục

Giá nhôm phiên vừa qua tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 3 năm do lo ngại nguồn cung suy giảm ở nhà máy sản xuất hàng đầu Trung Quốc sau khi xảy ra tình trạng mất điện trên điện rộng ở tỉnh sản xuất kim loại của nước này – Vân Nam.

Theo đó, giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,1% lên 2.593 USD/tấn, kết thúc tháng tăng thứ 6 liên tiếp. Trong phiên, có thời điểm giá đạt 2,642, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2018, trước khi chỉ số đô la Mỹ đảo chiều và chuyển sang vùng dương, khiến kim loại được định giá bằng USD trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Giá kẽm phiên này cũng tăng bởi tình trạng mất điện sau đợt mưa lũ ở tỉnh Vân Nam, nơi có một số nhà máy kẽm lớn. Theo đó, kẽm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,9% lên 3.025 USD/tấn.

Ngô, đậu tương giảm

Giá ngô và đậu tương Mỹ giảm khoảng 2% trong phiên vừa qua do hoạt động bán tháo kỹ thuật và bán thanh lý kéo dài vào cuối tuần cũng như cuối tháng. Một lý do khác là vành đai trồng ngô ở Mỹ đã có mưa, giúp cho cây trồng phát triển.

Giá lúa mì kết thúc phiên 30/7 giảm nhẹ, nhưng tính chung cả tháng ghi nhận mức tăng.

Kết thúc phiên này, giá ngô kỳ hạn tháng 12 trên sàn Chicago giảm 11-1/4 cent xuống 5,45-1/4 USD/bushel; đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 28-1/2 cent xuống 13,49-1/4 USD/bushel; lúa mì kỳ hạn tháng 9 giảm 1-1/2 cent xuống còn 7,03-3/4 USD/bushel.

Các khu vực Nam Dakota, Minnesota và bắc Iowa hôm qua đã có mưa. Một số dự báo cho thấy sắp tới sẽ có nhiều mưa hơn nữa, giúp cho cây trồng của những khu vực này phát triển tốt.

Cà phê giảm gần 9%

Giá cà phê arabica kỳ hạn tương lai trên sàn ICE kết thúc phiên vừa qua giảm mạnh do băng giá đêm qua tại Brazil – nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới – không nghiêm trọng và trên diện rộng như một số dự kiến.

Theo đó, cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 16,95 cent, tương đương 8,6%, xuống 1,7955 USD/lb, lùi xa mức cao nhất gần 7 năm, là trên 2 USD, đạt được vào tuần trước.

Nhiệt độ giảm trên khắp Brazil vào thứ Năm (29/7) và thứ Sáu (20/7) - với tuyết rơi lác đác lúc đêm ở một số nơi - khi một khối không khí từ vùng cực tiến về phía trung nam của đất nước, đe dọa gây hại cho cây cà phê và mía.

Tuy nhiên, vụ mùa tiếp theo của Brazil chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do cây cối đã bị thiệt hại trong những đợt băng giá vừa qua.

Giá cà phê robusta giao tháng 9 giảm 99 USD, tương đương 5,3%, xuống 1.786 USD/tấn.

Đường giảm giá

Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 kết thúc phiên giảm 0,39%, tương đương 2,1%, xuống 17,91 cent/lb.

Giá đường trắng LSUc1 giao tháng 10 cũng giảm 5,70 USD, tương đương 1,3%, xuống 445,70 USD/tấn.

Dầu cọ giảm

Giá dầu cọ Malaysia tăng tuần thứ 6 liên tiếp, mặc dù giảm ở phiên thứ Sáu (30/7) do giá tăng trước đó tác động đến nhu cầu.

Dầu cọ kỳ hạn tháng 10 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia giảm 1,26% xuống 4.371 ringgit (1.036,27 USD)/tấn.

Bông giảm, nhưng tháng 7 tăng mạnh nhất 3 tháng

Giá bông trên sàn ICE (Mỹ) vừa kết thúc tháng tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 4/2021 do nhu cầu ổn định trên toàn cầu, mặc dù giảm mạnh trong phiên cuối tháng.

Theo đó, bông kỳ hạn tương lai giảm 1,02 US cent, tương đương giảm 1,1% so với phiên trước, xuống 89,29 cent/lb, sau đã giảm 1,6% ở phiên liền trước, do USD mạnh lên. Tuy nhiên, tính chung cả tháng 7, giá bông đã tăng khoảng 5%

Cao su có tuần tăng mạnh nhất 5 tháng

Giá cao su giao dịch tai Nhật Bản tăng trong phiên vừa qua, tính chung cả tuần tăng mạnh nhất hơn 5 tháng do kỳ vọng nhu cầu tăng nhờ kinh tế toàn cầu hồi phục.

Trên sàn Osaka, giá cao su kỳ hạn tương lai tăng 1,6% lên 219,3 yên (2,00 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá tăng 4,5%, nhiều nhất kể từ giữa tháng Hai. Trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 9 tăng 1,3% lên 13.420 CNY (2.078,94 USD)/tấn.

Quặng sắt giảm, thép tăng

Giá quặng sắt Châu Á giảm trong phiên giao dịch vừa qua do những chính sách của Trung Quốc nhằm giảm sản lượng thép và hạ nhiệt giá vật liệu xây dựng và sản xuất.

Giá quặng sắt giao dịch trên sàn Đại Liên kết thúc phiên 30/7 giảm mạnh, mất 8,1%, xuống 1.027 CNY (158,95 USD)/tấn, tính chung cả tháng 7 đã giảm 8%, mức giảm nhiều nhất kể từ tháng 2 năm 2020; quặng sắt trên sàn Singapore giảm 7,7% xuống 175,95 USD/tấn, giảm 16% trong vòng một tháng.

Trong khi đó, giá thép đồng loạt tăng trong phiên này, thép cây giao dịch trên sàn Thượng Hải tăng 1% lên 5.705 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng (HRC) tăng 3,1% lên 6.120 CNY/tấn; thép không gỉ cũng tăng 3,1% lên 20.065 CNY/tấn.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 31/7:

Thị trường ngày 31/7: Giá dầu tăng tháng thứ 4 liên tiếp, nhôm đạt đỉnh 3 năm, cà phê giảm 9% - Ảnh 1.

Minh Quân

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên