Thị trường piano Việt Nam ngày càng sôi động: Làm sao bán được cây đàn giá vài chục tỷ?
Phân khúc thị trường piano cao cấp đã xuất hiện ở các thị trường phát triển khác trên thế giới trong nhiều chục năm. Nhưng tại Việt Nam, nó chỉ mới phát triển mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây, một phần là nhờ nhu cầu giải trí, âm nhạc ngày càng tiến bộ.
- 12-03-2023Top 20 người giàu nhất TTCK: Bộ đôi tỷ phú Hồ Hùng Anh - Nguyễn Đăng Quang "thu hồi" nhiều tiền nhất, mẹ và vợ của loạt đại gia thăng hạng
- 11-03-2023Tham vọng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Xây thành phố chủ đề cho Buôn Ma Thuột, đưa cà phê sữa Việt Nam thành di sản UNESCO, làm MXH cà phê toàn cầu
- 11-03-2023Điểm mặt 5 startup fintech gọi vốn thành công nhất Việt Nam 2022: Hàng tỷ USD đã chảy vào nhà phát triển VNPay, Momo, Axie Infinity, Be và ''mảnh ghép đặc biệt" của Masan
Là thị trường rất ngách và có thể gọi là xa xỉ, nhu cầu về đàn Pinano tăng trưởng mạnh trong khu vực, bao gồm Việt Nam.
Thị trường Piano toàn cầu được dự báo sẽ tăng tốc trong giai đoạn 2023 – 2028. Đặc biệt sau Covid-19, quy mô thị trường Piano toàn cầu ước tính trị giá 2.358 triệu USD vào năm 2021 và được dự báo sẽ tăng lên hơn 2.694 triệu USD vào năm 2028, tương đương tốc độ CAGR là 2% trong giai đoạn dự báo 2022-2028, báo cáo mới nhất của 360ResearchReports ghi nhận.
Mộ số thương hiệu lớn hiện nay có thể kể đến Yamaha Pianos, KAWAI, Samick, Youngchang, Steinborgh…. Cũng theo báo cáo, Bắc Mỹ đang là thị trường lớn nhất với thị phần khoảng 60%, tiếp theo là Trung Quốc và châu Âu, chiếm tổng thị phần khoảng 30%.
Và Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng đáng kể của giới thượng lưu, cũng như nhu cầu về giải trí, nghệ thuật tăng mạnh, thị trường đàn piano tại Việt Nam trong 5 năm gần đây sôi động hơn bao giờ hết, không chỉ phát triển về số lượng người bán, người mua mà cả về chủng loại, thương hiệu, giá cả, người trong cuộc chia sẻ.
“Phân khúc thị trường piano cao cấp đã xuất hiện ở các thị trường phát triển khác trên thế giới trong nhiều chục năm. Nhưng tại Việt Nam, nó chỉ mới phát triển mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây, một phần là nhờ nhu cầu giải trí, âm nhạc ngày càng tiến bộ. Phần khác là gu thẩm mỹ, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và tình hình tài chính của người Việt Nam cũng tăng trưởng rất nhanh, và họ bắt đầu tìm kiếm các giá trị bên trong nhiều hơn. Tôi cho rằng đây là một trong những tiền đề vững chắc để Impressivo phát triển và có chỗ đứng trên thị trường trong rất nhiều năm tới”, ông Nguyễn Hoàng Phương, đại diện Công ty Impressivo Klaviere & Flugel (Impressivo), cho biết trong chia sẻ mới đây.
Được biết, Impressivo là đơn vị tiên phong trong thị trường piano cao cấp với cửa hàng Impressivo Piano Showroom tại Sư Vạn Hạnh, quận 10, Tp.HCM. Giá bán một sản phẩm tại Impressivo hiện lên đến hàng chục tỷ đồng, rất cao so với mức giá thông dụng hiện nay tầm 1-2 tỷ đổ lại.
Nói về việc chọn phân khúc này và mức đầu tư hiện tại ra sao, đại diện Impressivo cho biết không có một con số lý tưởng nào cho việc đầu tư một showroom piano luxury như vậy, nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố và nhu cầu của thị trường. Một số thông tin cơ bản để đầu tư và vận hành một Showroom xa xỉ, bao gồm:
Đầu tiên là chi phí thiết kế, xây dựng và các cơ sở vật chất tiêu chuẩn để tạo ra một không gian cao cấp, sang trọng và tinh tế.
Thứ hai, là số lượng sản phẩm phải dồi dào, tuy không cần quá nhiều nhưng phải đa dạng, bắt mắt và phù hợp với thị hiếu của khách.
Tiếp đến là các chi phí quảng bá, xây dựng thương hiệu, xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng. Chưa tính đến các chi phí kho bãi, vận hành khác. dịch vụ và các chi phí khác.
“Ở các nước phát triển, việc đầu tư một hệ sinh thái như vậy có thể lên đến hàng chục triệu đô là chuyện bình thường. Giống như câu: Con gà có trước hay quả trứng có trước?” , vị này đặt vấn đề.
Và theo ông Phương, nếu quả trứng có trước con gà, chỉ là chưa đủ điều kiện để bung nở. Thị trường Piano cao cấp là một ví dụ như vậy, với điều kiện phát triển thuận lợi của nền kinh tế, nhu cầu giải trí và sức đầu tư cho giáo dục cũng như nhu cầu cho các mặt hàng cao cấp khác tăng mạnh, thì không lí do gì mà piano cao cấp không thể phát triển.
“Có một câu của Steve Job mà tôi tâm đắc đó là “Khách hàng sẽ không biết họ cần gì cho đến khi họ thấy nó”, và Impressivo được xây dựng như một thực thể để định hình rõ nét hơn những giá trị này. Đi kèm với Showroom, Impressivo cũng đầu tư trường âm nhạc, thư viện sách và phòng hoà nhạc.
Theo kế hoạch dài hơi, ngoài việc cung Piano cao cấp, Impressivo hướng đến các hoạt động cộng đồng mang tính giáo dục, như cuộc thi piano quốc tế tại Việt Nam.
“Ngành nào cũng có thử thách, nhất là thời gian đầu, một trong những thử thách lớn nhất đó là làm thế nào để tư vấn một sản phẩm hoàn toàn mới cho khách hàng, để khách nhận được các giá trị xứng đáng thì chỉ lúc đó, khách mới yên tâm để đầu tư. Bởi vậy, đội ngũ chúng tôi cần đến rất nhiều các công cụ hỗ trợ bán hàng, linh hoạt tìm ra cách tư vấn và chiến lược marketing hiệu quả, cũng như phối hợp với các bên đối tác khác, mở rộng mối quan hệ và hợp tác truyền miệng”, ông Phương chốt lời.
Nhịp sống thị trường