MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường tài chính toàn cầu tuần tới dõi theo các thông tin đến từ Trung Quốc, Mỹ và Anh

09-10-2022 - 19:00 PM | Tài chính - ngân hàng

Thị trường tài chính toàn cầu tuần tới dõi theo các thông tin đến từ Trung Quốc, Mỹ và Anh

Thị trường đang chuyển trọng tâm theo dõi sang phía Đông, với dữ liệu và chính sách của Trung Quốc được chú ý khi nước này tổ chức Đại hội Đảng. Trong khi đó, các dữ liệu về lạm phát, doanh số bán lẻ và tâm lý người tiêu dùng của Mỹ, cũng như biên bản cuộc họp mới nhất của Fed cũng sẽ cung cấp cho thị trường những manh mối về việc Fed có tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ hay giảm tốc.

Dữ liệu kinh tế của Mỹ chắc chắn sẽ vẫn thu hút sự quan tâm khi các nhà đầu tư vẫn tìm kiếm manh mối về các dấu hiệu xoay trục chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) – điều đã được thị trường kỳ vọng từ lâu, trong khhi các giám đốc ngân hàng trung ương và tài chính sẽ tập trung tại Washington để tham gia cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới.

1 / Trung Quốc tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XX

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ khai mạc Đại hội lần thứ 20 vào ngày 16/10 tới tại Bắc Kinh. Theo chương trình dự kiến, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 sẽ đánh giá kỹ lưỡng tình hình quốc tế và trong nước, quán triệt toàn diện những yêu cầu mới đối với sự nghiệp phát triển của Trung Quốc trong thời đại mới, đáp ứng những kỳ vọng mới của nhân dân. Đại hội cũng sẽ đề ra các kế hoạch hành động và những chủ trương lớn cho đất nước, cũng như có những thay đổi về công tác nhân sự.

2 / Mỹ công bố các dữ liệu quan trọng

Các dữ liệu về lạm phát, doanh số bán lẻ và tâm lý người tiêu dùng của Mỹ, cũng như biên bản cuộc họp mới nhất của Fed sẽ cung cấp cho thị trường những manh mối về việc Fed có tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ hay giảm tốc.

Một số tín hiệu cho thấy lạm phát của Mỹ cuối cùng cũng bắt đầu chậm lại, giảm khỏi mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, điều mà các nhà đầu tư đón nhận nồng nhiệt nhưng không dám tin chắc vì đã nhiều lần hy vọng rồi thất vọng. Tuy nhiên, nếu dữ liệu công bố vào thứ 5 tới (13/10) cho thấy lạm phát vẫn mạnh thì Fed thậm chí sẽ còn thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ hơn nhiều so với dự kiến.

Biên bản cuộc họp chính sách của Fed, sẽ công bố vào thứ Tư (12/10) có thể cho thấy cái nhìn sâu sắc về quan điểm của Fed về mức độ "bền bỉ" của lạm phát và mức độ bền vững của nền kinh tế Mỹ khi chi phí đi vay tăng. Dữ liệu về doanh số bán lẻ và tâm lý người tiêu dùng, sẽ công bố vào thứ Sáu (14/10) sẽ cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang cảm thấy như thế nào sau nhiều tháng chính sách tiền tệ bị thắt chặt.

Thị trường tài chính toàn cầu tuần tới dõi theo các thông tin đến từ Trung Quốc, Mỹ và Anh - Ảnh 1.

Tình trạng lạm phát của Mỹ.

3 / Vương quốc Anh trong vòng luẩn quẩn Lạm phát – Lãi suất – Lạm phát

Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) để ngăn chặn xu hướng biến động mạnh trên thị trường trái phiếu và việc Chính phủ đảo ngược một phần kế hoạch cắt giảm thuế đã giúp thị trường Anh ổn định trở lại.

Những ngày sắp tới, dự kiến đồng bảng Anh sẽ hồi phục chút ít, bởi tuần tới Anh sẽ công bố một loạt các dữ liệu quan trọng, từ số lượng việc làm trong tháng 8 (công bố vào thứ Ba, 11/10) đến ươc tính GDP của tháng 8 cũng như dữ liệu về sản lượng công nghiệp và cán cân thương mại (công bố vào thứ Tư, 12/10).

Nền kinh tế Anh đang phải đối mặt với suy thoái và dữ liệu yếu kém có thể gây áp lực lên Chính phủ Anh trong việc đưa ra các kế hoạch tăng trưởng dài hạn. Giá cả trên thị trường trong tháng 11 tăng 100 điểm cơ bản, đồng nghĩa với việc chi phí đi vay càng tăng mạnh sẽ càng gây tổn hại cho nền kinh tế Vương quốc Anh.

Các giao dịch mua trái phiếu khẩn cấp của BoE sẽ kết thúc vào ngày 14 tháng 10. Chiến dịch này đã giúp xoa dịu phần lớn những biến động trồi sụt trên các thị trường giao dịch tài sản của Anh.

Thị trường tài chính toàn cầu tuần tới dõi theo các thông tin đến từ Trung Quốc, Mỹ và Anh - Ảnh 2.

Khoảng cách lợi suất trái phiếu chính phủ của Anh so với của Đức.

4 / Vụ việc Credit Suisse có thể ảnh hưởng lan truyền tới lĩnh vực tài chính toàn châu Âu

Sau một "cơn bão mạng" liên quan đến những tin đồn về tương lai của Credit Suisse khiến cổ phiếu của công ty này lao dốc và chi phí bảo hiểm mặc định tăng vọt, tổ chức cho vay này dự kiến sẽ giữ bình tĩnh trong những ngày tới.

Thị trường đồn đoán về việc ngân hàng Credit Suisse làm thế nào để tài trợ cho kế hoạch tái cơ cấu đã có từ lâu, và những bất ổn đã khiến khách hàng giàu có của Credit Suisse hoảng sợ, một số gia đình giàu ở Trung Đông và châu Á đã rút về hàng trăm triệu USD.

Các giám đốc của Credit Suisse đã phải tìm cách thuyết phục khách hàng bình tĩnh, trong khi các đối thủ lại tìm cách thổi phồng thêm những suy đoán về sức khoẻ tài chính của ngân hàng 166 năm tuổi này. Trong một nỗ lực để trấn an các nhà đầu tư, Credit Suisse đã kết thúc tuần bằng thông báo mua lại trái phiếu lên tới 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3 tỷ USD).

Ngân hàng Credit Suisse, liên quan tới một loạt vụ bê bối và thua lỗ, muốn có thời gian để tìm ra những chi tiết cuối cùng của kế hoạch "đại tu" để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư vốn đang hoài nghi, và sẽ tiết lộ kế hoạch cải tổ vào ngày 27 tháng 10.

Và những bê bối của ngân hàng Credit Suisse đã ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính của châu Âu, trong đó nổi bật là cách các nhà cho vay sẽ đối phó với tình trạng suy thoái thị trường mới nhất. Ngân hàng Deutsche Bank của Đức nằm trong số những tổ chức có thể cảm thấy sức nóng của vụ việc của Credit Suisse.

Thị trường tài chính toàn cầu tuần tới dõi theo các thông tin đến từ Trung Quốc, Mỹ và Anh - Ảnh 3.

Chi phí bảo hiểm cho các khoản vay nợ tín dụng

5 / IMF và WB họp thường niên.

Các quan chức tài chính và ngân hàng trung ương trên khắp thế giới sẽ đến Washington tham dự cuộc họp thường niên của IMF và WB giới vào ngày 10-16 tháng 10 - cuộc họp trực tiếp đầy đủ đầu tiên kể từ tháng 10 năm 2019.

Có rất nhiều vấn đề cần thảo luận. Một số nền kinh tế đang phát triển đang phải chống chọi cùng lúc với lạm phát cao, các cú sốc về lương thực và năng lượng, chi phí đi vay tăng cao và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia - như Ghana, Ai Cập và Sri Lanka - cần được trợ giúp tài chính, đến gõ cửa các ngân hàng đa phương, những người cho vay là biện pháp cuối cùng. Ukraine đang thúc đẩy một chương trình riêng để đảm bảo hàng tỷ USD tài trợ.

Các nền kinh tế mới nổi đang phải chịu áp lực về chính sách thắt chặt tiền tệ nhiều hơn các nơi khác.

Căng thẳng lúc này không của riêng ai, mà thực sự mang tính toàn cầu, với các ngân hàng trung ương bên ngoài nước Mỹ đang cố gắng nâng cao giá trị đồng tiền của họ để giảm thiểu tác động tiêu cực từ đồng đô la tăng mạnh và hậu quả từ những sai lầm chính sách như ngân sách nhỏ của Anh gây chấn động qua các thị trường.

Thị trường tài chính toàn cầu tuần tới dõi theo các thông tin đến từ Trung Quốc, Mỹ và Anh - Ảnh 4.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu kho bạc bằng ngoại tệ mạnh của các nền kinh tế mới nổi.

Tham khảo: Refinitiv

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống Kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên