Thị trường vàng đang cần những "tay chơi" lớn
Sau nhiều tháng sụt giảm, giá vàng đã tăng vọt khi thị trường đặt cược rằng tốc độ tăng lãi suất của Mỹ sẽ chậm lại. Nhưng các nhà phân tích cho biết các nhà đầu tư tổ chức đang cảnh giác, và nếu vậy thì vàng khó có thể tăng tiếp.
- 18-11-2022Giá vàng đứng im
- 17-11-2022Giá vàng trong nước ‘rung lắc’
- 17-11-2022USD và Bitcoin giảm, vàng tăng, thị trường tiền tệ trong giai đoạn biến động mạnh
Giá vàng đã tăng từ mức thấp 1.615,59 USD/ounce vào ngày 3 tháng 11 lên 1.786,35 USD trong tuần này sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Mỹ có thể đã đạt đỉnh vào tháng 10 và không cần thiết phải tăng lãi suất cao để kiềm chế lạm phát.
Kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ sẽ kết thúc chóng vánh đã khiến USD và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm, trong khi đẩy giá vàng – không có lãi suất và được định giá bằng USD – trở nên hấp dẫn hơn.
Mặc dù vậy, giá vàng hiện vẫn giảm khoảng 15% so với mức cao nhất là 2.069,89 USD đạt được vào tháng 3/2022, và đã chững lại dưới mức kháng cự kỹ thuật, giảm xuống dưới ngưỡng 1.760 USD vào thứ Sáu (18/11).
Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết mức 1.790 USD là ngưỡng quan trọng trong phân tích kỹ thuật Fibonacci. Ông nói: "Việc vàng vượt qua mức đó cộng với việc di chuyển lên trên đường trung bình động 200 ngày khoảng 1.805 USD sẽ là dấu hiệu của sự thay đổi thực sự".
Giá vàng giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
Các nhà đầu tư tổ chức vẫn giữ thái độ thận trọng
Dữ liệu từ Hội đồng vàng thế giới cho thấy, thay vì mua vàng, các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) - dự trữ vàng thỏi cho nhiều nhà đầu tư tài chính lớn - đã bán ra khoảng 20 tấn trong tháng này.
Dữ liệu về dự trữ vàng của ETF và giá vàng.
Và các con số mới nhất của sàn COMEX (Mỹ) cho thấy kể từ tuần trước, các nhà đầu tư vào hợp đồng vàng kỳ hạn tương lai vàng của Mỹ đã đặt cược vào giá thấp hơn, mặc dù số lượng đặt cược như vậy đã giảm.
Điều đó diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu vàng của Thụy Sĩ sang Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn mạnh trong tháng 10 trong khi xuất khẩu sang Ấn Độ giảm, dữ liệu của hải quan Thụy Sĩ cho biết.
Thụy Sĩ là trung tâm tinh chế và trung chuyển vàng lớn nhất thế giới và dữ liệu của Thụy Sĩ tiết lộ xu hướng thị trường toàn cầu.
Vàng đã dịch chuyển từ Tây sang Đông trong những tháng gần đây khi các nhà đầu tư ở Châu Âu và Mỹ bán ra, đẩy giá đi xuống và thúc đẩy nhu cầu ở Châu Á, nơi người mua thường tận dụng giá thấp.
Bất ổn kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng khuyến khích mọi người mua vàng, vốn thường được các nhà đầu tư coi là một cách an toàn để tích trữ của cải.
Thụy Sĩ trong tháng 10 đã xuất khẩu 43,7 tấn vàng trị giá khoảng 2,4 tỷ USD sang Trung Quốc đại lục, giảm so với 44 tấn trong tháng 9 và 31,4 tấn sang Thổ Nhĩ Kỳ, và giảm từ 32,2 tấn trong tháng 9. Tuy nhiên, con số xuất khẩu tháng 10 vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ.
Các chuyến hàng đến Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 9 là cao nhất trong bất kỳ tháng nào kể từ tháng 4 năm 2013, dữ liệu hải quan cho thấy. Thụy Sĩ cũng đã xuất khẩu 10,1 tấn vàng sang Singapore trong tháng 10, tăng từ 9,1 tấn trong tháng 9 và nhiều nhất trong bất kỳ tháng nào kể từ tháng 8/2018. Xuất khẩu sang Ấn Độ giảm xuống 22,2 tấn trong tháng 10 từ 34,9 tấn trong tháng 9.
Nhu cầu vàng từ đầu năm đến nay.
Nhưng các nhà đầu tư tài chính quy mô lớn mới thực sự có quyền lực đểu di chuyển giá. Việc họ bán vàng ra đã kéo vàng đi xuống trong những tháng gần đây.
Gianclaudio Torlizzi, một đối tác của công ty tư vấn T-Commodity, nói rằng cho đến khi biết rõ ràng hơn là lạm phát thực sự đã lên đến đỉnh điểm hay chưa, thì đồng USD có thể dễ dàng mạnh trở lại, gây áp lực lên vàng.
Ông nói: "Trong trung hạn, giá vàng sẽ tăng cao hơn", "(Nhưng) bây giờ tôi sẽ không tham gia vào thị trường."
Tham khảo: Refinitiv
Nhịp sống kinh tế