MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 ngành hàng có thặng dự thương mại cao nhất 4 tháng đầu 2014

19-05-2014 - 13:00 PM |

4/5 nhóm ngành hàng này có thặng dư thương mại cao hơn và có giá trị xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Nếu gộp chung dệt may vào da giày, nhóm ngành này sẽ dẫn đầu về xuất siêu.

Theo số liệu công bố của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 46,5 tỷ USD, tăng 18,9%; kim ngạch nhập khẩu đạt 44,45 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, lần đầu tiên Việt Nam đạt được thặng dư thương mại lên đến 2,05 tỷ USD. Nhóm ngành hàng nào đã đóng góp đáng kể vào kết quả này?

Qua tính toán sơ bộ cho thấy, 5 nhóm ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao đồng thời xuất siêu cao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; Dệt may, da giày; thủy sản; cà phê; gỗ và sản phẩm gỗ; gạo; trong đó gạo, cà phê là những mặt hàng Việt Nam gần như xuất thuần. 


4 tháng đầu năm, điện thoại các loại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu đat 8,1 tỷ USD, tăng 36%; nhập khẩu đạt 2,7 tỷ USD, tăng 17,1% so với 4 tháng đầu 2013, qua đó góp vào thặng dư thương mại gần 5,4 tỷ USD. Cùng kỳ năm trước nhóm ngành hàng này xuất siêu khoảng hơn 3,6 tỷ USD. 

Xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tăng hơn 21%; Giày dép các loại đạt gần 3 tỷ USD, tăng hơn 26% so với 4 tháng đầu năm 2013. Nhóm ngành hàng dệt may, da giày đóng góp vào thặng dự thương mại khoảng 5,9 tỷ USD, cùng kỳ năm trước chỉ góp khoảng 3,9 tỷ USD. 

Tăng trưởng của mặt hàng tôm trong 4 tháng qua đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,28 tỷ USD, tăng đến 35% so với cùng kỳ năm trước. Thủy sản đã xuất siêu hơn 1,9 tỷ USD - cùng kỳ năm trước xuất siêu hơn 1,5 tỷ USD. 

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt 811.802 tấn, tăng 37,6%; đạt 1,62 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước. Lượng cà phê xuất khẩu đã giảm mạnh trong tháng 4, chỉ bằng 76% lượng xuất khẩu của tháng 3. Được biết, giá cà phê Robusta đã tăng 24% trong năm nay, và thu hẹp khoảng cách với loại Arabica mà Starbucks thường thu mua. Giá cà phê tăng khiến nông dân muốn trữ hàng để chờ giá tăng cao hơn. Ngành hàng này đóng góp 1,6 tỷ USD vào thặng dư thương mại 4 tháng đầu năm của cả nước. 

Ở gốc độ nào đó, thặng dư thương mại cả nước lên đến hơn 2 tỷ USD trong đó khu vực FDI  góp đến 3,5 tỷ USD có thể khiến cho chúng ta quan ngại về khả năng giá trị xuất khẩu giảm trong thời gian tới (xuất khẩu tăng thấp) do hàm lượng giá trị gia tăng trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam không cao, hay mức đóng góp của Việt Nam vào chuỗi giá trị ngành hàng thế giới không lớn. Nhưng ở thái cực ngược lại, có thể thấy, một số ngành hàng chủ lực của Việt Nam đang dần vượt qua khó khăn về thị trường, chất lượng sản phẩm... 

Theo Q. Nguyễn

kyanh

CafeF/Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên