Ai hưởng lợi từ xung đột tại Gaza?
Người được lợi nhiều nhất chưa chắc đã phải là các bên đang tham chiến tại Gaza. Có một câu tục ngữ cổ của châu Phi rằng khi những con voi chiến đấu, cỏ dưới chân chúng sẽ bị dẫm nát.
- 29-05-2014Thủ tướng Israel tranh cãi với Đức Giáo hoàng: Chúa Jesus nói tiếng gì?
- 04-05-2014Israel trước nguy cơ vỡ một loạt "bong bóng" kinh tế
- 01-05-2014Quân đội Israel: Ngang hàng Harvard, Princeton và Yale
Rõ ràng là bên bị tổn hại nhiều nhất trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đang diễn ra hiện nay là 1,8 triệu người dân Palestine ở Dải Gaza (53% trong số đó là ở độ tuổi dưới 18). Sẽ phải mất nhiều năm để tái thiết lại từ đống đổ nát ở khu vực này khi đã có khoảng 1.800 người vô tội thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương, hàng chục ngàn người phải đi sơ tán và những thiệt hại nghiêm trọng về nhà cửa cũng như cơ sở hạ tầng.
Kết quả là, người dân Palestine đang bị mất mát nhiều nhất trong cuộc xung đột này.
Quân độ Israel bắn đạn cối vào Dải Gaza từ biên giới.
Vậy ai là người hưởng lợi trong cuộc xung đột này? Câu trả lời có lẽ sẽ rõ ràng hơn trong những tuần tới. Sẽ có một thỏa thuận hòa bình bền vững mang lại sự thịnh vượng kinh tế lớn hơn cho Gaza; tạo ra nền tảng an ninh tốt hơn cho Israel, thậm chí một số hình thức phi quân sự hóa hạn chế được thiết lập…
Điều này sẽ trở thành sự thật hay chỉ là tưởng tượng? Vẫn còn quá sớm để nói về điều đó, nhưng lúc này chúng ta hãy nhìn lại 5 bên liên quan đến cuộc xung đột tại Dải Gaza đang diễn ra hiện nay: Israel, Hamas, Palestine, Ai Cập và Mỹ.
Israel
Về cấp độ chiến thuật, Israel (một lần nữa) đang khá mạnh tay đối với lực lượng Hamas. Quân đội Israel (IDF) ước tính khoảng 900 tay súng Hamas thiệt mạng và 3.000 quả tên lửa của lực lượng này đã bị phá hủy trong các chiến dịch của họ.
Hamas đã phóng 3.300 quả rocket mà không thu được kết quả nào. 32 đường hầm đã bị phá hủy, mặc dù IDF thừa nhận rằng 9 trong số 12 đường hầm của Hamas dẫn đến Israel vẫn chưa bị lực lượng tình báo của Israel phát hiện vào thời điểm cuộc xung đột bắt đầu.
Hệ thống đánh chặn ‘Vòm sắt” (Iron Dome) đã hoạt động với tính hiệu quả cao; chỉ có 3 người dân thường của Israel bị thương vong, thiệt hại kinh tế ở mức tối thiểu. Về mặt tiêu cực, hình ảnh quốc tế của Israel bị xói mòn và xuất hiện căng thẳng trong mối quan hệ với Mỹ - nhưng hầu như không có điều gì thực sự là áp lực đối với Israel.
Hamas
Phong trào Hồi giáo này đã bị áp đảo. Nhưng hãy nhớ rằng: Đây là một cuộc xung đột không đối xứng ở Palestine. Hamas thực sự đã không bị phá hủy hoàn toàn. Lãnh đạo quân sự của lực lượng này vẫn còn nguyên vẹn; họ có thể phóng tên lửa vào Israel bất kể lúc nào; họ tạm thời buộc sân bay quốc tế Ben Gurion của Israel phải đóng cửa; và Hamas khiến các quan chức an ninh của Israel bất an bằng những đường hầm bí mật.
Hamas một lần nữa lại được nhắc tới, sau một thời gian cảm thấy bị cô lập và bỏ rơi, hiện phong trào này đã được mời tới Ai Cập để tham gia đàm phán và có thể được ca ngợi nếu Dải Gaza được nới lỏng phong tỏa.
Tuy nhiên, Hamas đã mất hàng trăm lính và thất bại trong hầu hết các nỗ lực nhằm xâm nhập Israel. Các đường hầm của Hamas, được bí mật xây dựng trong nhiều năm bằng nỗ lực và sự khéo léo đáng ngạc nhiên, đã bị Israel phá hủy. Kho dự trữ rocket của Hamas đã bị suy giảm nghiêm trọng. Và nếu Palestine trở lại kiểm soát Dải Gaza thì Hamas sẽ mất một phần quyền lực.
Palestine
Chính quyền Palestine (PA) của Tổng thống Mahmoud Abbas dường như sắp giành lại được quyền kiểm soát Gaza ở một mức độ nào đó, sau khi để mất khu vực này vào tay Hamas năm 2007. Chủ đề chính được mọi người bàn luận là việc PA sẽ khôi phục một số hoạt động tại Gaza, tiến hành việc mở cửa lại biên giới với Ai Cập, quản lý những khoản viện trợ lớn của nước ngoài và xây dựng lại những dự án theo đề xuất của những nhà viện trợ thế giới.
So với Hamas, ông Abbas trông có vẻ là một người điềm đạm và đáng tin cậy trong khu vực và trên trường quốc tế. Thế giới sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều khi biết rằng ảnh hưởng của Hamas tại Gaza bị suy giảm.
Ngay từ đầu cuộc xung đột, rõ ràng là Ai Cập sẽ trở thành một chủ thể quan trọng bởi nước này kiểm soát cửa khẩu Rafah và là một nhà điều đình mà cả Israel và Hamas đều ít nghi kỵ nhất. Thỏa thuận ngừng bắn đầu tiên do Ai Cập soạn thảo, theo đó Hamas phải chấm dứt bắn rocket và Israel ngừng các vụ không kích trước khi hai bên ngồi vào bàn đàm phán, đã bị Hamas bác bỏ.
Sau hơn hai tuần tình hình vẫn rất lộn xộn và các nỗ lực trung gian hòa giải khác đều không đem lại kết quả, một thỏa thuận ngừng bắn khác về bản chất tương tự như đề xuất trước của Ai Cập đã được đưa ra. Điều này đã giúp danh tiếng của Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi tăng lên.
Việc Cairo nổi lên là một chủ thể không thể thiếu đối với cuộc xung đột giữa Israel và Hamas là một tin tức tốt lành đối với người dân Ai Cập và còn có thể giúp Ai Cập nhận được một gói viện trợ của khu vực.
Tuy nhiên, Hamas hiện có quyền lợi bất biến khi khôi phục quan hệ với Ai Cập, không chỉ vì Cairo kiểm soát cửa khẩu Rafah, tuyến đường huyết mạch sống còn đối với Hamas. Rõ ràng, Ai Cập có vai trò kinh tế hết sức quan trọng với Gaza. Cửa khẩu Rafah là "cửa ngõ" để người dân Gaza xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu vật liệu xây dựng và mua điện mà không phụ thuộc vào Israel.
Ai Cập còn là sự hậu thuẫn chính trị cho cho Hamas. Nếu các cuộc đàm phán kết thúc với một thỏa thuận về việc tái thiết Gaza sau chiến tranh thì một lượng hàng hóa lớn cần thiết sẽ được chuyển qua Ai Cập.
Với Ai Cập, nước này cũng có lợi ích trong việc duy trì quan hệ với Hamas khi phong trào này còn nắm quyền ở Gaza, đó là vô hiệu hóa sự can dự của Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran để nước này luôn giữ được thế độc quyền.
Việc Hamas trở về với "gia đình Arập" sau khi cắt quan hệ với Syria và Iran không đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức này, nhưng sự hòa giải với Fatah được cho là đã cứu Hamas thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc, đồng thời duy trì được một số biện pháp có ảnh hưởng đối với chính quyền Palestine.
Trước khi cuộc chiến hiện nay nổ ra, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sissi - vốn nhất quyết ủng hộ sự hòa giải ở Palestine - đã trao cho Hamas một cơ hội khôi phục quan hệ với Ai Cập nếu phong trào này "thay đổi tư cách", ví dụ: tự đặt mình dưới PA và tách khỏi phong trào mẹ là Tổ chức Anh em Hồi giáo.
Chưa chắc Hamas sẽ đồng ý với đề nghị này, nhưng nếu phong trào này lựa chọn việc đặt sự đồng nhất Palestine lên trên mối quan hệ tư tưởng với Anh em Hồi giáo, đây sẽ là thành công quan trọng đối với Ai Cập.
Mỹ
Các nỗ lực của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho đến nay nhằm giúp hai bên đạt được một thỏa thuận để chấm dứt tình trạng đổ máu đã không mang lại kết quả nào. Các nhà bình luận Israel đã đặt trách nhiệm về thất bại này lên vai ông Kerry.
Nhà bình luận Nahum Barnea viết trên báo "Yediot Aharonot": "Ông (Kerry) là một người bạn của Israel, nhưng với những người bạn như vậy thì đôi khi đàm phán với kẻ thù còn là điều tốt hơn. Chính quyền Mỹ đã có quan điểm sai lệch trong cuộc chiến ở Dải Gaza, tất cả là bởi cái 'mục đích tốt đẹp' của một người: ông John Kerry".
Mới đây, Mỹ đã cử một quan chức tới tham gia cuộc đàm phán tại Cairo, song dường như quan chức này không phải là một bên tích cực tham gia đàm phán và gần như không ai muốn có sự hiện diện của quan chức Mỹ này. Chính quyền của ông Obama hiện đã bị Hamas, chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Ai Cập al-Sisi nghị kỵ.
Tất nhiên, điều này có thể thay đổi nếu Washington đóng một vai trò hiệu quả hơn trong việc tạo điều kiện hoặc “môi giới” về các thỏa thuận lâu dài của thời kỳ hậu ngừng bắn hay bằng cách nào đó thúc đẩy các bên trở lại bàn đàm phán hòa bình. Nhưng sự thật là 1 tháng qua không phải là thời điểm tốt nhất của ngoại giao Mỹ ở Trung Đông.
>> Cuộc chiến ở Dải Gaza khiến hơn 700 người chết nhìn từ vũ trụ
Kết quả là, người dân Palestine đang bị mất mát nhiều nhất trong cuộc xung đột này.
Quân độ Israel bắn đạn cối vào Dải Gaza từ biên giới.
Điều này sẽ trở thành sự thật hay chỉ là tưởng tượng? Vẫn còn quá sớm để nói về điều đó, nhưng lúc này chúng ta hãy nhìn lại 5 bên liên quan đến cuộc xung đột tại Dải Gaza đang diễn ra hiện nay: Israel, Hamas, Palestine, Ai Cập và Mỹ.
Israel
Về cấp độ chiến thuật, Israel (một lần nữa) đang khá mạnh tay đối với lực lượng Hamas. Quân đội Israel (IDF) ước tính khoảng 900 tay súng Hamas thiệt mạng và 3.000 quả tên lửa của lực lượng này đã bị phá hủy trong các chiến dịch của họ.
Hamas đã phóng 3.300 quả rocket mà không thu được kết quả nào. 32 đường hầm đã bị phá hủy, mặc dù IDF thừa nhận rằng 9 trong số 12 đường hầm của Hamas dẫn đến Israel vẫn chưa bị lực lượng tình báo của Israel phát hiện vào thời điểm cuộc xung đột bắt đầu.
Hệ thống đánh chặn ‘Vòm sắt” (Iron Dome) đã hoạt động với tính hiệu quả cao; chỉ có 3 người dân thường của Israel bị thương vong, thiệt hại kinh tế ở mức tối thiểu. Về mặt tiêu cực, hình ảnh quốc tế của Israel bị xói mòn và xuất hiện căng thẳng trong mối quan hệ với Mỹ - nhưng hầu như không có điều gì thực sự là áp lực đối với Israel.
Hamas
Phong trào Hồi giáo này đã bị áp đảo. Nhưng hãy nhớ rằng: Đây là một cuộc xung đột không đối xứng ở Palestine. Hamas thực sự đã không bị phá hủy hoàn toàn. Lãnh đạo quân sự của lực lượng này vẫn còn nguyên vẹn; họ có thể phóng tên lửa vào Israel bất kể lúc nào; họ tạm thời buộc sân bay quốc tế Ben Gurion của Israel phải đóng cửa; và Hamas khiến các quan chức an ninh của Israel bất an bằng những đường hầm bí mật.
Hamas một lần nữa lại được nhắc tới, sau một thời gian cảm thấy bị cô lập và bỏ rơi, hiện phong trào này đã được mời tới Ai Cập để tham gia đàm phán và có thể được ca ngợi nếu Dải Gaza được nới lỏng phong tỏa.
Tuy nhiên, Hamas đã mất hàng trăm lính và thất bại trong hầu hết các nỗ lực nhằm xâm nhập Israel. Các đường hầm của Hamas, được bí mật xây dựng trong nhiều năm bằng nỗ lực và sự khéo léo đáng ngạc nhiên, đã bị Israel phá hủy. Kho dự trữ rocket của Hamas đã bị suy giảm nghiêm trọng. Và nếu Palestine trở lại kiểm soát Dải Gaza thì Hamas sẽ mất một phần quyền lực.
Palestine
Chính quyền Palestine (PA) của Tổng thống Mahmoud Abbas dường như sắp giành lại được quyền kiểm soát Gaza ở một mức độ nào đó, sau khi để mất khu vực này vào tay Hamas năm 2007. Chủ đề chính được mọi người bàn luận là việc PA sẽ khôi phục một số hoạt động tại Gaza, tiến hành việc mở cửa lại biên giới với Ai Cập, quản lý những khoản viện trợ lớn của nước ngoài và xây dựng lại những dự án theo đề xuất của những nhà viện trợ thế giới.
So với Hamas, ông Abbas trông có vẻ là một người điềm đạm và đáng tin cậy trong khu vực và trên trường quốc tế. Thế giới sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều khi biết rằng ảnh hưởng của Hamas tại Gaza bị suy giảm.
Cột khói bốc lên sau khi Israel công kích Dải Gaza.
Ai CậpNgay từ đầu cuộc xung đột, rõ ràng là Ai Cập sẽ trở thành một chủ thể quan trọng bởi nước này kiểm soát cửa khẩu Rafah và là một nhà điều đình mà cả Israel và Hamas đều ít nghi kỵ nhất. Thỏa thuận ngừng bắn đầu tiên do Ai Cập soạn thảo, theo đó Hamas phải chấm dứt bắn rocket và Israel ngừng các vụ không kích trước khi hai bên ngồi vào bàn đàm phán, đã bị Hamas bác bỏ.
Sau hơn hai tuần tình hình vẫn rất lộn xộn và các nỗ lực trung gian hòa giải khác đều không đem lại kết quả, một thỏa thuận ngừng bắn khác về bản chất tương tự như đề xuất trước của Ai Cập đã được đưa ra. Điều này đã giúp danh tiếng của Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi tăng lên.
Việc Cairo nổi lên là một chủ thể không thể thiếu đối với cuộc xung đột giữa Israel và Hamas là một tin tức tốt lành đối với người dân Ai Cập và còn có thể giúp Ai Cập nhận được một gói viện trợ của khu vực.
Tuy nhiên, Hamas hiện có quyền lợi bất biến khi khôi phục quan hệ với Ai Cập, không chỉ vì Cairo kiểm soát cửa khẩu Rafah, tuyến đường huyết mạch sống còn đối với Hamas. Rõ ràng, Ai Cập có vai trò kinh tế hết sức quan trọng với Gaza. Cửa khẩu Rafah là "cửa ngõ" để người dân Gaza xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu vật liệu xây dựng và mua điện mà không phụ thuộc vào Israel.
Ai Cập còn là sự hậu thuẫn chính trị cho cho Hamas. Nếu các cuộc đàm phán kết thúc với một thỏa thuận về việc tái thiết Gaza sau chiến tranh thì một lượng hàng hóa lớn cần thiết sẽ được chuyển qua Ai Cập.
Với Ai Cập, nước này cũng có lợi ích trong việc duy trì quan hệ với Hamas khi phong trào này còn nắm quyền ở Gaza, đó là vô hiệu hóa sự can dự của Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran để nước này luôn giữ được thế độc quyền.
Việc Hamas trở về với "gia đình Arập" sau khi cắt quan hệ với Syria và Iran không đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức này, nhưng sự hòa giải với Fatah được cho là đã cứu Hamas thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc, đồng thời duy trì được một số biện pháp có ảnh hưởng đối với chính quyền Palestine.
Trước khi cuộc chiến hiện nay nổ ra, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sissi - vốn nhất quyết ủng hộ sự hòa giải ở Palestine - đã trao cho Hamas một cơ hội khôi phục quan hệ với Ai Cập nếu phong trào này "thay đổi tư cách", ví dụ: tự đặt mình dưới PA và tách khỏi phong trào mẹ là Tổ chức Anh em Hồi giáo.
Chưa chắc Hamas sẽ đồng ý với đề nghị này, nhưng nếu phong trào này lựa chọn việc đặt sự đồng nhất Palestine lên trên mối quan hệ tư tưởng với Anh em Hồi giáo, đây sẽ là thành công quan trọng đối với Ai Cập.
Mỹ
Các nỗ lực của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho đến nay nhằm giúp hai bên đạt được một thỏa thuận để chấm dứt tình trạng đổ máu đã không mang lại kết quả nào. Các nhà bình luận Israel đã đặt trách nhiệm về thất bại này lên vai ông Kerry.
Nhà bình luận Nahum Barnea viết trên báo "Yediot Aharonot": "Ông (Kerry) là một người bạn của Israel, nhưng với những người bạn như vậy thì đôi khi đàm phán với kẻ thù còn là điều tốt hơn. Chính quyền Mỹ đã có quan điểm sai lệch trong cuộc chiến ở Dải Gaza, tất cả là bởi cái 'mục đích tốt đẹp' của một người: ông John Kerry".
Mới đây, Mỹ đã cử một quan chức tới tham gia cuộc đàm phán tại Cairo, song dường như quan chức này không phải là một bên tích cực tham gia đàm phán và gần như không ai muốn có sự hiện diện của quan chức Mỹ này. Chính quyền của ông Obama hiện đã bị Hamas, chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Ai Cập al-Sisi nghị kỵ.
Tất nhiên, điều này có thể thay đổi nếu Washington đóng một vai trò hiệu quả hơn trong việc tạo điều kiện hoặc “môi giới” về các thỏa thuận lâu dài của thời kỳ hậu ngừng bắn hay bằng cách nào đó thúc đẩy các bên trở lại bàn đàm phán hòa bình. Nhưng sự thật là 1 tháng qua không phải là thời điểm tốt nhất của ngoại giao Mỹ ở Trung Đông.
>> Cuộc chiến ở Dải Gaza khiến hơn 700 người chết nhìn từ vũ trụ
Theo CT