Ấn Độ lùng sục 2 nghìn tỷ USD "tài sản đen" ở nước ngoài
Thu hồi lại số tài sản hàng triệu USD đang được cất giữ ở nước ngoài để tránh thuế là ưu tiên hàng đầu mà ông Modi đã đặt ra.
- 10-06-2014Ấn Độ xuất bông vải, Việt Nam nhập về may
- 18-05-2014Ấn Độ - Giờ thì biết ‘nghiêng’ về đâu?
- 28-04-2014Ấn Độ và cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 20 năm qua
- 01-04-2014[MH370] ‘MH370 đã đi lạc trên Ấn Độ Dương’
- 25-03-2014[MH370] 'MH370 đâm xuống Ấn Độ dương do phi công tự sát'
Trong vòng 24 giờ của ngày đầu tiên nhậm chức, tân Tổng thống Narendra Modi đã thành lập đội điều tra, gồm các cựu thẩm phán và những nhà quản lý đương nhiệm và hoạt động dựa trên chỉ thị của Tòa án tối cao, với nhiệm vụ truy tìm và thu hồi khối tài sản đang được che giấu - hay còn gọi là "tài sản đen".
Ước tính, khối "tài sản đen" mà Ấn Độ đang cất giấu ở nước ngoài có giá trị lên đến 2 nghìn tỷ USD, lớn hơn nhiều so với GDP hàng năm của nước này.
Cũng giống như Mỹ và Anh, Ấn Độ đang gây sức ép lên bộ phận người giàu có không báo cáo về khối tài sản ở nước ngoài. Theo báo cáo năm 2013 của Tổ chức Minh bạch Tài chính toàn cầu (GFI), Ấn Độ là nước xếp thứ 3 thế giới về hoạt động di chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài trong năm 2011, chỉ sau Trung Quốc và Nga.
Báo cáo năm 2010 của Tổ chức cho biết, các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân có thu nhập ròng cao chính là yếu tố chính thúc đẩy dòng tiền bất hợp pháp ra nước ngoài.
Arun Kumar, chuyên gia kinh tế tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, ước tính, kinh tế Ấn Độ thất thoát 60 nghìn tỷ rupee (1 nghìn tỷ USD) mỗi năm từ lĩnh vực chính thống như ngân hàng và gần 6 nghìn tỷ rupee bị chuyển ra nước ngoài.
Ông Kumar cũng ước tính, hiện tại, người dân Ấn Độ đang cất giấu bất hợp pháp tổng tài sản 2 nghìn tỷ USD ở nước ngoài, mà không trả thuế hay báo cáo với chính quyền.
Doanh thu thuế tính trên khối "tài sản đen" này có thể vượt 600 tỷ USD tính theo mức thuế 30% và mức phạt. Con số này gấp 6 lần số tiền mà chính phủ Ấn Độ ước tính sẽ cần phải vay trong năm nay để chi tiêu.
Ngày 29/5, Quỹ Tiền tệ quốc tế ước tính, thâm hụt tài chính của Ấn Độ sẽ tăng lên mức cao nhất trong khối các nước BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) một phần vì mức thuế thấp.
Theo GFI, người dân Ấn Độ đã chuyển 644 tỷ USD sang các thiên đường thuế tính đến năm 2011. Trong báo cáo năm 2011 của Đảng Bharatiya Janata của ông Modi cũng cho biết, người dân Ấn Độ cất giấu 250 tỷ USD - tương đương với 20% so với GDP của năm trước đó - tại Thụy Sĩ.
Chính phủ Ấn Độ định nghĩa, "tài sản đen" là số tài sản không được báo cáo với chính quyền tại thời điểm phát sinh hoặc khai báo trong suốt thời gian sở hữu. Phần lớn số tài sản này được chuyển đổi thành vàng và được các hộ gia đình giữ ngay tại nhà. Giữ tiền trong các tài khoản ngân hàng nước ngoài là hợp pháp miễn là người gửi khai báo và nộp thuế.
Ashutosh Kumar Mishra, giám đốc điều hành nhánh Tổ chức Minh bạch quốc tế tại Ấn Độ, cho rằng, việc thu hồi lại "tài sản đen" không hề dễ dàng. Ấn Độ cần đưa vấn đề này lên các diễn đàn quốc tế và gây áp lực lên các ngân hàng nước ngoài nhằm thâu tóm các thông tin khai báo về những các nhân và doanh nghiệp trốn thuế thông qua nhánh ngân hàng đó.
Chủ tịch Pranab Mukherjee phát biểu trước các nhà lập pháp rằng, Ấn Độ sẽ chủ động kết hợp với chính phủ các nước để truy tìm khối "tài sản đen" này; đồng thời, vạch ra kế hoạch nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, hạn chế lạm phát, đơn giản hóa luật đầu tư và xóa bỏ các điều luật lỗi thời.