Chỉ số niềm tin tiêu dùng Việt Nam đứng thứ 3 tại châu Á
Chỉ số niềm tin tiêu dùng Việt Nam đã tăng trở lại và đạt mức 131,0 (tăng 7,7 điểm) vào tháng Sáu vừa qua.
- 28-06-2014S&P duy trì xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB-/B
- 25-06-2014Việt Nam đứng áp chót trong bảng xếp hạng 'chỉ số tử tế'
- 12-12-2013Xếp hạng tín nhiệm nước nào thấp nhất?
Sáng 11/7, ANZ phối hợp với tập đoàn nghiên cứu thị trường Roy Morgan chính thức giới thiệu chỉ số niềm tin người tiêu dùng hàng tháng lần đầu tiên tại Việt Nam.
Theo đó, chỉ số niềm tin tiêu dùng Việt Nam đã tăng trở lại và đạt mức 131,0 (tăng 7,7 điểm) vào tháng Sáu vừa qua. Chỉ số này hiện chỉ cao trên mức trung bình của năm 2014 là 130,5, đứng thứ ba tại Châu Á sau Indonesia và Trung Quốc.
Chỉ số trên được khảo sát trên 7 tỉnh, thành phố chính của Việt Nam với độ tuổi từ 14 trở lên, mang lại cái nhìn tổng quát về sự khác nhau trong tâm lý và xu hướng tiêu dùng giữa những thành phố lớn nhỏ.
Có 5 yếu tố để làm cơ sở đánh giá chỉ số niềm tin người tiêu tại Việt Nam như: Bạn có đánh giá tình hình kinh tế có tốt hơn trước? Bạn có cho rằng 1 năm tới tình hình có khá hơn? 1 năm tới kinh tế Việt nam có cải thiện hơn không? Đây có phải là thời điểm phù hợp để mua đồ gia dụng cho gia đình?
Theo ông Glenn Maguire, Kinh tế trưởng khu vực châu Á Thái Bình Dương của ANZ, khảo sát cho thấy không có sự chênh lệch quá lớn giữa niềm tin tiêu dùng giữa 7 tỉnh, thành. Tuy nhiên hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM có phản ứng nhanh nhạy hơn trước diễn biến trên thị trường chứng khoán, vàng và tin tức chính trị, xã hội so với các thành phố khác.
Ông Glenn cho biết: Dựa vào đặc điểm về giới thì nữ giới nhạy cảm ơn trong việc tiêu dùng còn nếu xét về phân bổ thu nhập thì những người giàu cũng có tâm lý “nhạy” hơn trước tác động của TTCK, vàng hay tin tức… Đây cũng là đối tượng có niềm tin sụt nhanh và cũng phục hồi nhanh.
“Việt Nam có lợi thế dân số trẻ, là nước đông dân đứng thứ 4 châu Á với 1/3 dân số có độ tuổi dưới 20. Đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của phân khúc tiêu dùng cá nhân”, ông Tareq Muhmood, Tổng giám đốc ANZ Việt Nam chia sẻ.
Cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân khoảng 10% mỗi năm, sự phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ đi theo hướng tái cân bằng và ít phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư hơn trong vòng 10 năm tới.
Lãnh đạo ANZ hy vọng việc ra mắt chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam sẽ mang lại hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách cũng như hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong vài năm tới, ngân hàng này sẽ có thêm chỉ số niềm tin tiêu dùng ở khu vực nông thôn.