MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại học Harvard sẽ dạy MBA bằng truyện tranh?

23-04-2014 - 13:29 PM |

Trong nỗ lực đưa những nghiên cứu truyền thống và cẩm nang quản trị trở nên dễ hiểu và trực quan hơn đối với sinh viên, nhà xuất bản HBS đã bắt đầu thử nghiệm truyền tải nội dung theo phong cách manga.

Trong một bài viết gần đây trên Wall Street Journal, cánh tay của nhà xuất bản thuộc Trường kinh doanh Harvard (HBS) đã vươn tới lĩnh vực kinh doanh sách truyện tranh.

Trong nỗ lực đưa những nghiên cứu truyền thống và cẩm nang quản trị trở nên dễ hiểu và trực quan hơn đối với sinh viên, nhà xuất bản này đã bắt đầu thử nghiệm truyền tải nội dung theo phong cách manga, vốn là thể loại truyện tranh rất nổi tiếng của Nhật Bản.

Theo Maureen, phó chủ tịch mảng đào tạo đại học tại Nhà xuất bản thuộc HBS, hình thức truyện tranh vẫn còn là một mảng thực sự nhỏ bé trong toàn bộ doanh thu từ các bản nghiên cứu tình huống. Và chúng không được kỳ vọng trở thành mảng doanh thu chính trong tương lai. Tuy nhiên dạng sách này sẽ ngày càng phổ biến.

Robert Austin, một cựu giáo sư của HBS và hiện là thành viên giảng dạy tại Trường kinh doanh Copenhagen, ra mắt quyển truyện tranh đầu tiên của ông vào mùa hè năm 2009. Đây là cuốn truyện phác họa lại cuộc khủng hoảng an ninh công nghệ thông tin tại một hãng bán lẻ trực tuyến. Cuốn truyện đã bán được khoảng 7.000 bản vào năm ngoái sau một vài năm gia nhập thị trường, Betses cho biết. Một bản nghiên cứu tình huống được cho là khá ổn nếu có doanh thu hàng năm duy trì khoảng 5.000 bản.

Sản phẩm mới nhất trong 4 tác phẩm truyện tranh đồ họa của HBS có tên “Apple’s Core”, là một nghiên cứu kinh điển của giáo sư quản trị doanh nghiệp Noam Wasserman về câu chuyện làm sao Steve Jobs và Steve Wozaniak sáng lập nên một công ty máy tính nổi tiếng.

Đây là đứa con tinh thần của Thomas Alexander, người khoảng 3 năm trước đã thử nghiệm một phiên bản tình huống nghiên cứu bằng đồ họa khác với các sinh viên tại học viện quản lý Asia tại Manila. Ông muốn mang tới một sản phẩm chuyển nhượng hữu dụng với 50 trang, các thuật ngữ học thuật nặng nề đã không bị cắt bỏ. Sau khi tác phẩm trở nên trực quan hơn, tỷ lệ tham dự lớp học lên tới 90% trong ngày thảo luận.

Alexander cũng đã dạy về tình huống của Apple trong một thời gian và nhận ra rằng câu chuyện gốc ban đầu có thể bán dễ dàng hơn khi ở phiên bản truyện tranh. (Thậm chí, Kinh thánh cũng đã được chuyển sang dạng manga và được bán trên Amazon).

May mắn rằng ông nhận được sự giúp đỡ của Wasserman bằng việc viết kịch bản và sự hợp tác của một nghệ sĩ đồ họa Fiipino để phác thảo câu chuyện.

Wassserman cho rằng phiên bản mới này sẽ giúp sinh viên liên hệ các nhân vật sâu sắc hơn, thêm vào nhân tố trực quan vào góc độ phân tích trong các bài tập nghiên cứu. Nó cũng giúp câu chuyện trở nên dễ tiếp cận hơn đối với những sinh viên nói tiếng Anh bản địa. Ví dụ, dễ dàng diễn đạt Wozinak có cảm giác thất vọng và phản bội trong một bức hình trong khi có thể mất vài câu để cùng hướng tới một ý tưởng dưới dạng chữ viết.

Wasserman tiếp tục sử dụng phiên bản chữ của “Apple’s Core” trong các lớp học của ông tại HBS, nhưng đề xuất thêm phiên bản trực quan như một phần bổ sung. Wasserman cho biết khi ông rời khỏi bàn trong một lớn gần đây, tất cả những bản truyện tranh này đều biến mất.

Hiện chỉ có khoảng 30 bản truyện tranh được bán ngoài HBS trong học kỳ đầu tiên tới công chúng. Betses cho biết một số giáo sư đang lo ngại sách hình ảnh không hơn gì một phiên bản tình huống học học thuật kém chất lượng. Wasserman và Alexander nhấn mạnh đây không phải là phiên bản sáng giá hơn so với ban đầu mà chỉ là một công cụ trực quan hơn.

Dưới đây là một vài ảnh trích từ “Apple’s Core



Theo Kim Thủy

thuyntt

WSJ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên