Dân Trung Quốc nổi đóa với Mỹ vì ... hiểu sai tiếng Anh
"Vụ Côn Minh mà là "hành động bạo lực vô nghĩa", thì vụ 11/9 ở New York chỉ là "tai nạn giao thông đáng tiếc", trích một bình luận.
- 26-03-2012Google tiết lộ "bí kíp" dịch thuật của Google Translate
- 26-01-2014Chuyện Mary Kay 'xử lý' văn hóa Trung Quốc
- 07-01-2014Văn hóa café ở ba nước châu Á: Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan
- 02-03-2014Tấn công đẫm máu tại Trung Quốc, 130 người thương vong
Nội dung nổi bật:
Từ gốc Mỹ hiểu Trung Quốc hiểu "khủng bố" (đặt trong ngoặc kép) Tôi đang trích dẫn lại tuyên bố của chính phủ Trung Quốc Mỹ bảo "khủng bố" là từ dân Trung Quốc dùng, có là "khủng bố" thật không còn tùy quan điểm từng người. Senseless act of violence Hành vi bạo lực điên rồ. Năm ngoái Đại sứ Mỹ tại Lybia bị giết hại, chúng tôi cũng dùng từ này mà ... Mỹ bảo đây là "hành vi bạo lực không ý nghĩa", nếu làm kiểu khác biết đâu lại ... "có ý nghĩa"
Tương tự như tiếng Anh, dấu ngoặc kép trong tiếng Hán cũng được sử dụng để biểu đạt sự nghi vấn, quy kết hay khinh thị. Đối với Trung Quốc, chủ nghĩa khủng bố cũng là một vấn đề nhạy cảm không khác gì đối với Hoa Kỳ. Vì lẽ đó, việc đặt dấu ngoặc kép cho những từ ngữ nặng tính chính trị cao như "khủng bố" có thể gây ra nhiều tranh cãi.
Tối ngày 1/3, một nhóm tấn công mặc đồ đen vũ trang bằng dao tràn vào một nhà ga đông đúc ở Côn Minh, thủ phủ Vân Nam, đâm chém du khách, cảnh sát và người qua đường. Có 29 người thiệt mạng, 143 người bị thương, bao gồm cả trẻ em và người già. Cảnh sát đã bắn chết bốn tên ngay tại hiện trường và cho biết các nghi phạm còn sống đã bị bắt. 11 giờ đồng hồ sau cuộc tấn công, báo Tân Hoa Xã cho biết chính những phần tử ly khai từ khu vực Tân Cương, Trung Quốc đã giật dây cho sự việc này.
>> Xem thêm: Tấn công đẫm máu tại Trung Quốc, 130 người thương vong
Dấu ngoặc kép và sự thiên vị của phương Tây
Nhiều tờ báo phương Tây như Thời Báo New York, CNN, Reuters, BBC và CBC của Canada đã đưa tin lại dựa theo bài báo của Tân Hoa Xã. Trong tiêu đề, thân bài hay thậm chí là cả hai, từ "khủng bố" được các báo đặt giữa dấu ngoặc kép. Cư dân mạng và báo giới Trung Quốc nhanh chóng nhận ra cách viết đó, một làn sóng tức giận nhanh chóng lan tràn trên trang blog lớn nhất Trung Quốc Sina Weibo trước sự "nhìn nhận thiên vị" của phương Tây.
"Vụ tấn công Côn Minh mà là "hành động bạo lực vô nghĩa", thì vụ 11/9 ở New York chỉ là "tai nạn giao thông đáng tiếc" Trích bình luận được bình chọn nhiều nhất |
Một mặt, nhiều người hiểu ngay dấu ngoặc kép này là nhằm trích dẫn lại tuyên bố của chính phủ Trung Quốc, với nghĩa “chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng gọi đây là hành vi khủng bố”. Tuy vậy, nhiều người khác lại hiểu truyền thông phương Tây đang tỏ thái độ đồng cảm với những phần tử ly khai tại Tân Cương, và dấu ngoặc kép có nghĩa “chính phủ Trung Quốc gọi đây là khủng bố, ai tin thì tùy”.
Lại một blogger khác cho rằng nhiều bài báo xoay quanh vụ này kết thúc với "cuộc xâm lượng văn hóa và tôn giáo Tân Cương tới dân tộc Hán", "biến cuộc tàn sát dân thường thành trò chơi chính trị". (Tân Cương trở thành một phần lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1949).
Doanh nhân công nghệ La Vĩnh Hào bày tỏ trên trang cá nhân có 5,8 triệu người theo dõi rằng: "Chắc chắn những kẻ côn đồ mặc đồng phục giết hại bừa bãi công dân vô tội kia phải được coi là khủng bố". Ông viết rằng ông luôn ngưỡng mộ phương Tây, nhưng "không thể chấp nhận được" cách báo giới phương Tây tường thuật lại vụ tấn công ở Côn Minh.
Chính phủ Trung Quốc cũng không khoanh tay đứng nhìn. Trên Weibo, tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng yêu cầu một lời giải thích cho thái độ "mù và điếc", "cố ý đánh giá thấp bạo lực và cảm thông với kẻ tấn công" của báo giới phương Tây. Tờ báo này viết: "Trung Quốc đã rất cảm thông với cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Nhưng báo giới Hoa Kỳ lại dùng tiêu chuẩn kép để đánh giá và nhìn nhận vụ tấn công khủng bố tại Côn Minh. Tại sao lại như vậy?"
Chém kiểu khác biết đâu lại ... "có ý nghĩa"
Một bài viết đăng bằng tài khoản chính thức của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh càng đổ thêm dầu vào lửa. Bài viết không những gọi sự kiện Côn Minh là "khủng bố" như người Trung Quốc mong đợi, mà lại còn gọi là "hành động bạo lực vô nghĩa" ("senseless act of violence"). Gần 50.000 bình luận quy cho Đại Sứ Quán Hoa Kỳ đánh giá vụ bạo lực Côn Minh bằng tiêu chuẩn kép. Bình luận được bình chọn cao nhất là: "Vụ tấn công Côn Minh mà là "hành động bạo lực vô nghĩa", thì vụ 11/9 ở New York chỉ là "tai nạn giao thông đáng tiếc".
Những hậu quả ngoài ý muốn còn đến từ cách chuyển ngữ không phù hợp. "Senseless violence" (Tạm dịch: "bạo lực điên rồ") là cụm từ ngoại giao phổ biến mà chính quyền Obama từng dùng để mô tả cuộc tấn công lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Benghazi năm 2012 (đại sứ Mỹ tại Lybia thiệt mạng trong vụ tấn công này), nhưng trong tiếng Trung Quốc nó lại được hiểu thành "bạo lực không ý nghĩa". Cư dân mạng Trung Quốc, vốn đã nhạy cảm với bất cứ biểu hiện thiếu tôn trọng nào, nhanh chóng hiểu ngay rằng Hoa Kỳ đồng cảm với kẻ tấn công. Dường như “bọn Mỹ” đang nói hành vi bạo lực trên không có tác dụng gì, lẽ ra những kẻ tấn công phải … làm cách khác.
>> Những tai nạn dịch thuật khi các thương hiệu danh tiếng ra nước ngoài
Thùy An