Diễn biến giá cả thị trường có dấu hiệu bất thường
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2014 diễn ra trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, phức tạp, diễn biến giá cả thị trường còn nhiều bất hợp lý.
- 01-07-2014Giá gas thế giới giảm, gas trong nước đứng yên
- 01-07-2014Mối lo CPI tăng ở mặt hàng nhà nước quản lý
- 26-06-2014Nhân chuyện CPI, nói về những chỉ số....tưởng như có thể "thở phào"
- 24-06-2014CPI tháng 6 tăng: Do World Cup
Tổng cầu giảm và những dấu hiệu bất thường
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số CPI tháng 6.2014 tăng 0,3% so với tháng trước; tăng 1,38% so với tháng 12.2013; chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,77% so với 6 tháng cùng kỳ. Đây là mức tăng thấp nhất trong số CPI tháng 6 của 13 năm gần đêy (2002-2014).
CPI tăng chậm, có hai luồng ý kiến, rằng đây là những tín hiệu lạc quan để hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa ra những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô linh hoạt, giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn trì trệ hiện nay. Ngược lại,các chuyên gia kinh tế thì diễn biến giá thị trường 6 tháng đầu năm cho thấy giá cả lúc tăng lúc giảm, lên xuống thất thường.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội Siêu thị TP.Hà Nội - lo ngại vì "thấy sự phát triển chưa vững chắc, chưa yên tâm, tình hình tổng cầu đầu tư yếu dẫn đến tổng cầu tiêu dùng thấp", theo ông nếu không được cải thiện căn bản thì việc thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng và tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế gặp khó khăn.
Những vấn đề đáng lo ngại khác như giá cả của thị trường đang đứng ở mức cao vượt quá khả năng thanh toán của NTD nhất là đối tượng đa số thu nhập thấp và dân nghèo trong xã hội.
Theo lý giải của TCTK, CPI tháng 6 tăng thấp là do giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định trong khi nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm dồi dào, góp phần ổn định CPI.
Đại diện Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng, diễn biến CPI ở Việt Nam thời gian qua tăng chậm và có dấu hiệu giảm ở một số tháng là do tổng cầu giảm, vì sức mua yếu và người dân hạn chế chi tiêu do đề phòng những bất ổn, rủi ro có thể xảy ra.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích, nguyên nhân không kém phần quan trọng là do tăng cường quản lý giá cả thị trường, đảm bảo cung – cầu hàng hóa, chống buôn lậu, hàng giả,... và nguồn cung lương thực dồi dào.
Kiểm soát nguy cơ tăng giá, coi trọng tín dụng, tỷ giá
Theo ông Ngô Trí Long, trong những năm tới, giá nhóm hàng thực phẩm tiếp tục tăng, khi mà chi phí đầu vào của các hộ chăn nuôi vẫn ở mức cao, việc tái đàn lợn, gia cầm chưa có dấu hiệu tích cực và nguy cơ dịch bệnh ở gia súc, gia cầm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Việc điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý như dịch vụ y tế và học phí giáo dục còn có thể diễn ra ở một số địa phương cũng như việc điều chỉnh các mặt hàng do Nhà nước quản lý khác như điện, xăng, dầu... cũng là những nguy cơ tăng giá tiềm ẩn trong thời gian tới.
Để giải quyết tình trạng đó, theo ông Long, cần phải kiên trì thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Giải pháp cần coi trọng là các chính sách tăng trưởng tín dụng, kiểm soát biến động tỉ giá; thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ như xăng dầu, điện, dịch vụ công về giáo dục, y tế,... là cần thiết và đúng hướng; cải thiện môi trường kinh doanh, giảm mệnh lệnh hành chính và can thiệp của Nhà nước trong hoạt động kinh tế.
>> Thành phố nào đắt đỏ nhất Việt Nam?
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số CPI tháng 6.2014 tăng 0,3% so với tháng trước; tăng 1,38% so với tháng 12.2013; chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,77% so với 6 tháng cùng kỳ. Đây là mức tăng thấp nhất trong số CPI tháng 6 của 13 năm gần đêy (2002-2014).
CPI tăng chậm, có hai luồng ý kiến, rằng đây là những tín hiệu lạc quan để hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa ra những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô linh hoạt, giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn trì trệ hiện nay. Ngược lại,các chuyên gia kinh tế thì diễn biến giá thị trường 6 tháng đầu năm cho thấy giá cả lúc tăng lúc giảm, lên xuống thất thường.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội Siêu thị TP.Hà Nội - lo ngại vì "thấy sự phát triển chưa vững chắc, chưa yên tâm, tình hình tổng cầu đầu tư yếu dẫn đến tổng cầu tiêu dùng thấp", theo ông nếu không được cải thiện căn bản thì việc thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng và tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế gặp khó khăn.
Những vấn đề đáng lo ngại khác như giá cả của thị trường đang đứng ở mức cao vượt quá khả năng thanh toán của NTD nhất là đối tượng đa số thu nhập thấp và dân nghèo trong xã hội.
Theo lý giải của TCTK, CPI tháng 6 tăng thấp là do giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định trong khi nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm dồi dào, góp phần ổn định CPI.
Đại diện Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng, diễn biến CPI ở Việt Nam thời gian qua tăng chậm và có dấu hiệu giảm ở một số tháng là do tổng cầu giảm, vì sức mua yếu và người dân hạn chế chi tiêu do đề phòng những bất ổn, rủi ro có thể xảy ra.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích, nguyên nhân không kém phần quan trọng là do tăng cường quản lý giá cả thị trường, đảm bảo cung – cầu hàng hóa, chống buôn lậu, hàng giả,... và nguồn cung lương thực dồi dào.
Kiểm soát nguy cơ tăng giá, coi trọng tín dụng, tỷ giá
Theo ông Ngô Trí Long, trong những năm tới, giá nhóm hàng thực phẩm tiếp tục tăng, khi mà chi phí đầu vào của các hộ chăn nuôi vẫn ở mức cao, việc tái đàn lợn, gia cầm chưa có dấu hiệu tích cực và nguy cơ dịch bệnh ở gia súc, gia cầm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Việc điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý như dịch vụ y tế và học phí giáo dục còn có thể diễn ra ở một số địa phương cũng như việc điều chỉnh các mặt hàng do Nhà nước quản lý khác như điện, xăng, dầu... cũng là những nguy cơ tăng giá tiềm ẩn trong thời gian tới.
Để giải quyết tình trạng đó, theo ông Long, cần phải kiên trì thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Giải pháp cần coi trọng là các chính sách tăng trưởng tín dụng, kiểm soát biến động tỉ giá; thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ như xăng dầu, điện, dịch vụ công về giáo dục, y tế,... là cần thiết và đúng hướng; cải thiện môi trường kinh doanh, giảm mệnh lệnh hành chính và can thiệp của Nhà nước trong hoạt động kinh tế.
>> Thành phố nào đắt đỏ nhất Việt Nam?
Theo Hoàng Hà