Đức: Thắng đậm trên sân cỏ nhưng thua trên mặt trận kinh tế
Vừa qua, Đức đã gây “sốc” với trận thắng đậm lịch sử 7-1 trong trận đấu với Brazil trong khuôn khổ World Cup 2014. Tuy nhiên, trên mặt trận kinh tế, quốc gia này lại đang phải đối mặt với nguy cơ “thua” trận.
- 08-07-2014Sau World Cup: Kinh tế Brazil được gì, mất gì?
- 07-07-2014PwC: Ấn Độ sẽ thành nền kinh tế lớn thứ ba vào năm 2030
- 07-07-2014Mặt trái của kinh tế Trung Quốc
Tại khu vực châu Âu, Đức được biết đến là một trong những nền kinh tế hàng đầu, chiếm 30% tổng sản lượng của toàn khu vực. Tuy nhiên, những thống kê gần đây cho thấy, kinh tế Đức không còn gây ấn tượng như thời kỳ trước cả về xuất khẩu lẫn sản xuất hàng hóa.
Ngoài ra, điểm tự tin về kinh doanh của quốc gia này cũng giảm xuống thấp nhất trong vòng sáu tháng qua, thống kê tính đến tháng 6/2014.
Ngân hàng Bundes thì nhận định, đây chỉ là thời gian “nghỉ tạm thời” của nền kinh tế Đức để sau đó diễn biến bùng nổ. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Steen Jakobsen tại ngân hàng Saxo, Đan Mạch lại đưa ra nhận định khắt khe hơn cho rằng, kinh tế Đức sẽ phát triển ở mức 0% vào năm 2015.
Jakobsen đưa ra nhiều bằng chứng cho nhận định kể trên:
- Nhu cầu về mặt hàng công nghiệp đặc biệt là tại Trung Quốc sụt giảm khiến mục tiêu phát triển phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu của Đức đang rơi vào tình trạng đáng lo ngại.
- Khủng hoảng tại Ukraine cũng gây tổn hại không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và thương mại của Đức. Đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến Nga như vấn đề cung cấp khi gas tự nhiên…
- Giá năng lượng tăng cao khiến nhiều hãng sản xuất lớn như BMW chuyển nhà máy ra nước ngoài.
- Giá lao động tăng cao khi chính phủ nước này lần đầu tiên thi hành mức tiền lương tối thiểu quốc gia.
Đứng trên phương diện vĩ mô, những tình trạng kể trên chưa ở mức quá nguy hiểm. Nghiên cứu mới nhất của tờ Bloomberg cho thấy, đa phần các chuyên gia kinh tế nhận định, kinh tế Đức sẽ phát triển ở mức 2% trong năm nay và tiếp tục cho đến 2015.
Nếu điều này là đúng thì đây là tín hiệu đáng mừng bởi nó vẫn trên dự báo toàn khu vực châu Âu chỉ ở mức 1,1% vào năm 2014 và 1,5% trong năm 2015.
Tuy nhiên, nhìn sâu vào từng khu vực kinh tế thì những lo ngại kể trên là hoàn toàn có cơ sở. Một nhà phân tích tại Capital Economics có trụ sở tại London nhận định: “Các biểu hiện gần đây khiến người ta không còn hy vọng vào việc cỗ xe tăng Đức có thể giúp hồi phục toàn bộ nền kinh tế châu Âu. Mô hình định hướng xuất khẩu của nước này đang lộ rõ nhiều yếu điểm. Ngoài ra sự suy yếu của đồng Euro cũng là vấn đề đáng lo ngại. Nước Đức đã sống trong tự mãn quá lâu, đã đến lúc cần phải thay đổi”.
>> Người Đức không dám xài điện
Phương Linh