Được lợi gì khi thành đồng minh của Syria?
- 30-08-2013Những khả năng đáng sợ của tên lửa Tomahawk
- 29-08-2013Người Syria đánh Mỹ thế nào?
- 28-08-2013Giá vàng, bạc, dầu thô đồng loạt tăng vọt trước viễn cảnh Mỹ tấn công Syria; cao su, đường giảm
- 29-08-2013[Maps of the day] Mỹ và các đồng minh bố trí binh lực quanh Syria thế nào?
Nội dung nổi bật:
Hiện những bên đứng về phía Syria chủ yếu gồm Nga, Trung Quốc, Iran và nhóm Hezbollah. Dĩ nhiên, phải có lợi ích nhất định nào đó thì các quốc gia và nhóm này mới "chống lưng" cho Syria.
Nhiều nước trên thế giới đang đổ xô về hàng ngũ phản đối Syria, điều ấy không có nghĩa quốc gia này không có bằng hữu. Syria đang hy vọng các đồng minh sẽ phần nào che chở cho mình trong cuộc đối chất về vấn đề sử dụng vũ khí hóa học.
Trung Quốc và Nga đang có chiều hướng đóng băng mọi nghị quyết cho phép quân đội chống lại chính quyền thủ tướng Bashare Assad của Liên Hợp Quốc. Cùng với Iran, hai nước này đang đứng về phía Syria về mặt "chính trị, quân sự và cả kinh tế", trích lời phó thủ tướng Syria Kadri Jamil.
Động cơ nào đã khiến những nước này làm bạn với Syria, họ sẽ làm gì khi đối mặt với nguy cơ tấn công sắp sửa bùng nổ từ phương Tây?
Nga
Moscow có lợi ích tài chính và chiến lược lâu dài tại Syria. Syria đã tổ chức căn cứ hải quân Nga trên Địa Trung Hải. Các hợp đồng mua vũ khí từ Nga cả đã ký lẫn đang đàm phán lên tới 5 tỉ USD.
Moscow cho rằng việc phương Tây can thiệp quân sự không chỉ vi phạm chủ quyền Syria mà còn gây ra bất ổn trong khu vực.
Andranik Migranyan, giám đốc Viện Dân chủ và Hợp tác tại New York, một tổ chức phi chính phủ được các nhà tài trợ tư nhân Nga cấp kinh phí và được cho là thân thiết với giới lãnh đạo tại Moscow nhận định: "Quan điểm của Nga rất dễ hiểu".
"Thứ nhất, Nga phản đối mọi sự thay đổi chế độ bên ngoài phạm vi Syria hay bất cứ nơi đâu trên thế giới. Vì theo Nga, mọi cố gắng thay đổi chế độ đều kết thúc trong bạo loạn với kết quả hoàn toàn trái ngược mong muốn. Sau cuộc xâm lược của Mỹ, Iraq là minh chứng! Libya là minh chứng! Ai Cập là minh chứng! Nhìn chung, Nga không ủng hộ thay đổi chế độ.
Thứ hai, Nga muốn biết nếu Bashar al-Assad ra đi thì ai sẽ là người thay thế?"
Daniel Treisman, giáo sư tại UCLA cho biết nỗi sợ lớn nhất của điện Kremlin chính là bất ổn tại Trung Đông và Trung Á. "Các nhà hoạch định chính sách của Nga lo lắng về nguy cơ thuốc phiện và chiến tranh Hồi giáo lan rộng lên phía Bắc nếu NATO rút chân khỏi khỏi Afghanistan khiến cho Taliban hồi sinh và chính quyền sụp đổ."
Trung Quốc
Quốc gia châu Á này có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Syria nhưng đây không phải lý do duy nhất vì sao Bắc Kinh phản đối sự can thiệp của phương Tây.
Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về Châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận định: "Người Trung Quốc xưa nay chưa bao giờ ủng hộ can thiệp bên ngoài và nhất là dùng vũ lực để chống lại một chế độ".
Có thể Trung Quốc rút kinh nghiệm sau vụ can thiệp tại Libya. Cả Bắc Kinh lẫn Moscow đều không đưa ra phủ quyết nghị quyết của Liên Hợp Quốc, khiến NATO tiến hành can thiệp Libya và rồi chính quyền Moammar Gadhafi bị lật đổ. Trung Quốc cho rằng hành động đó đi quá giới hạn nghị quyết."
Trung Quốc sẽ tiếp tục chống lưng cho Assad "cho đến khi mọi việc sáng tỏ". Bà Bonnie còn bổ sung: "Nếu chế độ sụp đổ, Trung Quốc sẽ im hơi lặng tiếng ngay tức thì".
Iran
Trong thế giới Ả Rập, Iran có một số đồng minh mà quan trọng nhất phải kể đến Syria. Mối quan hệ hai nước bắt đầu từ những năm sau cuộc cách mạng Hồi giáo 1979 tại Iran.
Theo BBC nhận định: "Iran và Syria cần hợp sức đánh lại kẻ thù chung: Saddam Hussein. Hai nước cũng liên minh để giám sát quân Israel tiến vào Lebanon và chống lại ý định đặt chân lên Trung Đông của Mỹ. Mỗi bên đều có hỗ trợ cho phong trào vũ trang Hezbollah cùng các nhóm vũ trang Palestin Hammas và Hồi giáo Jihad.
Syria liên tục hỗ trợ bề dày chiến lược cho Iran. Nước này cho phép Iran tiếp cận Địa Trung Hải và cung cấp đường dây cho những người ủng hộ Hồi giáo Shia tại miền nam Lebanon kề sát biên giới Israel.
Thiếu đi những hỗ trợ trên, Iran sẽ không khỏi hoang mang".
Iran ủng hộ vũ khí cho chính quyền Assad trong các cuộc xung đột, người dân Iran cũng đang đấu tranh bênh vực Assad. Thủ tướng mới của Iran, Hassan Rouhani, nói rằng đúng là tuần trước Syria đã sử dụng vũ khí hoá học. Ông không trách cứ Syria mà tweet như sau:
Xin thông báo với cộng đồng quốc tế, Iran sẽ dồn sức ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học bất cứ nơi nào trên thế giới, đặc biệt là tại Syria
Ngày 27 tháng 8 năm 2013".
Nhóm Hezbollah
Nhóm chiến binh Shiite là lực lượng quân sự mạnh nhất tại Lebanon, đồng thời là đồng minh thân cận chiến đấu cùng quân đội Assad trong cuộc nội chiến. Lãnh đạo nhóm này đã cam kết hỗ trợ cho các tướng Syria. Syria là đường dẫn vũ khí chính cho nhóm.
Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nói rằng: "Các nhà phân tích Israel và phương Tây lo ngại rằng chiến binh Hezbollah được trang bị tên lửa Iran có khả năng giành lợi thế về cho chiến trường chống phiến quân người Sunni. Trong tháng Sáu, hơn một nghìn chiến binh Hezbollah đã giúp Syria đoạt lại thành phố chiến lược Qusayr".
Vì dòng vận chuyển vũ khí từ Iran nên Hezbollah phải phụ thuộc vào Syria. Tuy nhiên tờ Al Akhbar xuất bản tại Beirut khẳng định đây không phải lý do duy nhất nhóm Shiite đứng về phía Assad:
"Tại thời điểm cực kỳ bất lợi này, lý do Hezbolla trung thành bảo vệ chế độ Assad phải được xem xét dựa trên bối cảnh cuộc đấu tranh trong khu vực giữa "kế hoạch kháng chiến chủ nghĩa dân tộc" dẫn dắt bởi Iran, Syria, Hezbollah và Hamas, còn được biết đến với cái tên "xoay trục kháng chiến" và "kế hoạch Mỹ" được các đồng minh Ả Rập của Mỹ, những người nghĩ ra cái gọi là "trục xoay trung hòa" theo đuổi. Xét trong bối cảnh khu vực rộng lớn hơn, giá trị chiến lược của Syria không đơn thuần thể hiện ở vai trò cung cấp quân sự mà còn xuất phát từ tình trạng khi Ả Rập đóng vai trò cốt tử của mặt trận kháng chiến hay "chế độ kháng chiến duy nhất trong khu vực", mượn lời thủ lĩnh phong trào Hezbollah Nasrallah,
Nói cách khác: Hezbollah coi mọi đe dọa với chế độ Assad là hiểm họa với Syria nói riêng và cả Palestine lẫn Lebanon nói chung.
Thùy An