Hà Nội: Người dân tiếp tục băn khoăn khi nhận hóa đơn điện tháng 6
Sau những giải thích của lãnh đạo Điện lực Hà Nội về việc hóa đơn tiền điện tăng đột biến trong tháng 5 là do khách hàng sử dụng điện tăng lên vào mùa nắng nóng
- 16-07-2014Ghi hóa đơn điện sai: EVN đình chỉ công tác 2 cán bộ
- 15-07-2014Thị trường điện cạnh tranh: Sân chơi của các ‘ông lớn’
- 12-07-2014Xây dựng nhà máy nhiệt điện tỉ USD tại Quảng Trị
Nhiều hộ gia đình cho biết họ vẫn băn khoăn khi tiếp tục nhận được hóa đơn tiền điện tháng 6.
Gia đình anh Tuấn đang kinh doanh cửa hàng Internet. Tiền điện trung bình hàng tháng nhà anh là 3 triệu đồng. Tháng 5, tiền điện tăng đột biến lên 4,9 triệu đồng. Anh Tuấn cho biết, tháng 5 nhà anh có lắp thêm 1 điều hòa, sử dụng liên tục trong 17 ngày. Mặc dù tiền điện tăng 70% nhưng anh Tuấn nghĩ có thể do dùng thêm điều hòa.
Nhưng điều khiến anh băn khoăn là tháng 6, anh sử dụng điện nhiều hơn khi bật điều hòa cả tháng, nhưng tiền điện lại giảm so với tháng 5, chỉ còn 4,2 triệu đồng.
Còn gia đình anh Hùng thắc mắc là tại sao tiền điện cứ tăng đột biến liên tục trong tháng 5 và tháng 6. Dù rằng anh Hùng khẳng định gia đình mình không hề sử dụng điện nhiều hơn bình thường. Trung bình tiền điện hàng tháng nhà anh khoảng 400.000 đồng. Tháng 5 tăng lên gần 700.000 đồng. Đến tháng 6 hơn 1 triệu đồng. Lo lắng vì không biết các tháng tiếp theo có tăng theo đà này không, anh Hùng tính lắp thêm một công tơ điện.
Người băn khoăn giá điện một chiều tăng. Người thì băn khoăn là lúc dùng nhiều thì tiền điện thấp, dùng ít thì tiền điện cao. Nhiều người dân cho biết khi cơ chế tính giá điện còn chưa được rõ ràng, còn nhiều hoài nghi, thì những thượng đế của ngành điện tiếp tục đòi hỏi một lời giải thích cụ thể và hợp lý hơn.
Mới đây, EVN Hà Nội đã đưa ra những giải pháp nhằm tăng tính minh bạch trong việc chốt công tơ điện thời gian tới. Nhưng những giải pháp mà EVN Hà Nội đưa ra, liệu có đáp ứng được mong muốn của người dân hay không?
Mời quý vị cùng theo dõi những tâm tư, suy nghĩ của người dân Thủ đô trong phóng sự sau đây:
Gia đình anh Tuấn đang kinh doanh cửa hàng Internet. Tiền điện trung bình hàng tháng nhà anh là 3 triệu đồng. Tháng 5, tiền điện tăng đột biến lên 4,9 triệu đồng. Anh Tuấn cho biết, tháng 5 nhà anh có lắp thêm 1 điều hòa, sử dụng liên tục trong 17 ngày. Mặc dù tiền điện tăng 70% nhưng anh Tuấn nghĩ có thể do dùng thêm điều hòa.
Nhưng điều khiến anh băn khoăn là tháng 6, anh sử dụng điện nhiều hơn khi bật điều hòa cả tháng, nhưng tiền điện lại giảm so với tháng 5, chỉ còn 4,2 triệu đồng.
Còn gia đình anh Hùng thắc mắc là tại sao tiền điện cứ tăng đột biến liên tục trong tháng 5 và tháng 6. Dù rằng anh Hùng khẳng định gia đình mình không hề sử dụng điện nhiều hơn bình thường. Trung bình tiền điện hàng tháng nhà anh khoảng 400.000 đồng. Tháng 5 tăng lên gần 700.000 đồng. Đến tháng 6 hơn 1 triệu đồng. Lo lắng vì không biết các tháng tiếp theo có tăng theo đà này không, anh Hùng tính lắp thêm một công tơ điện.
Người băn khoăn giá điện một chiều tăng. Người thì băn khoăn là lúc dùng nhiều thì tiền điện thấp, dùng ít thì tiền điện cao. Nhiều người dân cho biết khi cơ chế tính giá điện còn chưa được rõ ràng, còn nhiều hoài nghi, thì những thượng đế của ngành điện tiếp tục đòi hỏi một lời giải thích cụ thể và hợp lý hơn.
Mới đây, EVN Hà Nội đã đưa ra những giải pháp nhằm tăng tính minh bạch trong việc chốt công tơ điện thời gian tới. Nhưng những giải pháp mà EVN Hà Nội đưa ra, liệu có đáp ứng được mong muốn của người dân hay không?
Mời quý vị cùng theo dõi những tâm tư, suy nghĩ của người dân Thủ đô trong phóng sự sau đây: