MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lịch sử có lặp lại ở Thái Lan?

28-11-2013 - 10:12 AM |

Cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm 2010 là vòng mới nhất trong cuộc chiến giữa phe đối lập và gia đình cựu Thủ tướng (và cũng là tỷ phú) Thaksin Shinawatra và em gái ông là Thủ tướng đương nhiệm Yingluck.

Nội dung nổi bật:

- Cuộc chiến trên chính trường Thái Lan – vốn đã âm ỉ cháy trong nhiều năm – giờ đây một lần nữa bùng phát. 

- Ngày 23/11, hàng chục nghìn người biểu tình có liên hệ với đảng Dân chủ đã diễu hành đến các cơ quan chính phủ quan trọng, trong đó có cả trụ sở các cơ quan quân sự và đài truyền hình. Họ chiếm trụ sở của các bộ.

- Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang im lặng và theo dõi sát sao diễn biến của biểu tình. Chính phủ cũng đã áp đặt luật an ninh nội địa ở toàn thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận. 

- Cách đây 2 tuần, đảng Đối lập đã thành công khi “giết chết” dự luật ân xá – điều có thể mở đường cho ông Thaksin trở về từ Dubai. Dự luật này cũng đặc xá cho tất cả mọi người đã bị bắt trong các cuộc xung đột chính trị kể từ năm 2004, trong đó có nhiều chính trị gia và lực lượng an ninh.



Cuộc chiến trên chính trường Thái Lan – vốn đã âm ỉ cháy trong nhiều năm – giờ đây một lần nữa bùng phát. Ngày 23/11, hàng chục nghìn người biểu tình có liên hệ với đảng Dân chủ (đảng đối lập lớn nhất ở Thái Lan) đã diễu hành đến các cơ quan chính phủ quan trọng, trong đó có cả trụ sở các cơ quan quân sự và đài truyền hình. Họ chiếm trụ sở của các bộ. 

Những bức ảnh chụp người biểu tình với còi và cờ tập trung trước bàn họp của Bộ Tài chính Thái Lan tràn ngập trên các trang báo. Đến chiều ngày 26/11, họ đã chuyển sang biểu tình ở bên ngoài trụ sở Bộ Nội vụ. Chính phủ Thái Lan ban bố tình trạng an ninh khẩn cấp và ra lệnh bắt Suthep Thaugsuban – cựu Phó Thủ tướng và cũng là người dẫn đầu đợt biểu tình này.

Một số người tự hỏi liệu có phải chính phủ Thái Lan đang dần mất kiểm soát. Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang im lặng và theo dõi sát sao diễn biến của biểu tình. Chính phủ cũng đã áp đặt luật an ninh nội địa ở toàn thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận. 

Cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm 2010 là vòng mới nhất trong cuộc chiến giữa phe đối lập và gia đình cựu Thủ tướng (và cũng là tỷ phú Thaksin Shinawatra) và em gái ông là Thủ tướng đương nhiệm Yingluck. Đối với đảng Dân chủ đối lập và những người ủng hộ trung thành của họ, ông Thaksin là một nhân vật hoàn toàn không thể chấp nhận được. Trong số những đồ vật được bán tại Tượng đài Dân chủ ở Thái Lan – nơi những người phản đối ông Thaksin đã tụ tập trong nhiều tuần nay, có những tấm thảm chùi chân màu đỏ in ảnh của hai anh em ông. Suthep từ chức cùng với nhiều quan chức thuộc đảng Dân chủ khác để thực hiện chiến dịch phản kháng. 

Sự việc đang gây tổn hại lớn đến nỗ lực lập lại trật tự của bà Yingluck kể từ năm 2006 – khi cuộc đảo chính khiến ông Thaksin phải từ bỏ quyền lực. Cách đây 2 tuần, đảng Đối lập đã thành công khi “giết chết” dự luật ân xá – điều có thể mở đường cho ông Thaksin trở về từ Dubai. 

Dự luật này cũng đặc xá cho tất cả mọi người đã bị bắt trong các cuộc xung đột chính trị kể từ năm 2004, trong đó có nhiều chính trị gia và lực lượng an ninh. Dự luật này khiến những người thuộc phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin bất mãn bởi sẽ ân xá cho cả những người đã ra lệnh đàn áp bằng quân đội năm 2010 và khiến 90 người thuộc phe này thiệt mạng. 

Lịch sử có lặp lại ở Thái Lan? (1)

Sau đó, vào ngày 20/11, tòa án Hiến pháp Thái Lan lại tuyên bố không thông qua kế hoạch của bà Yingluck nhằm biến Thượng viện thành cơ quan hoàn toàn do bầu cử thay vì có một nửa nhân sự được bổ nhiệm như hiện nay. Đây cũng là một chiến thắng vang dội của phe đối lập bởi Thượng viện bầu cử hoàn toàn sẽ giúp Thủ tướng có nhiều quyền lực hơn so với hiện nay.
 
Ngày 5/12 tới là sinh nhật thứ 86 của nhà vua và cả hai bên sẽ thể hiện lòng trung thành với chế độ quân chủ. Đảng Đối lập đã đe dọa sẽ sử dụng luật khi quân (lèse-majesté laws) để lật đổ bà Yingluck và chế độ của bà. Họ sẽ đề xuất dự luật quy định bà Yingluck đã vi phạm quy tắc (bất thành văn) rằng nhà vua không bao giờ bị đặt vào vị thế phải thỏa hiệp. Ngược lại, bà Yingluck cho rằng chính đảng đối lập mới phạm tội khi quân khi trông chờ vào chữ ký của nhà vua. 

Di chuyển giữa phía Tây của Bangkok – nơi biểu tình của những người phản đối ông Thaksin, và sân vận động Rajamangala cách đó 15 km về phía Đông (nơi có những người áo đỏ ủng hộ nhà Shinawatra), có một điều có thể bị bỏ qua: cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn nhằm giành quyền kiểm soát các nhóm dân chủ ở Thái Lan.

Những người lãnh đạo nhóm áo đỏ cho biết họ sẽ hối thúc sửa đổi hiến pháp và thành lập một ủy ban để viết lại toàn bộ hiến pháp. Đây là một cuộc thử nghiệm kiểm tra sức mạnh của tư pháp Thái Lan. Sau cuộc đảo chính năm 2006, toà án tước quyền của hai cơ quan hành chính ủng hộ Thaksin. Đảng Dân chủ có hơn 300 nghị sĩ ủng hộ dự luật ân xá buộc tội bởi Ủy ban chống tham nhũng quốc gia. Có đủ nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ giải thể chính phủ có vẻ là điều bất khả thi. Điều này có nghĩa là một đảng ủng hộ Thaksin khác có thể lên nắm quyền và quá trình được lặp lại từ đầu. 

Sân vận động Rajamangla đang tràn ngập những người áo đỏ từ các tỉnh đổ về Bangkok. Những đồ lưu niệm liên quan được bán rất chạy – đồng hồ treo tường với khuôn mặt mỉm cười của ông Thaksin và bà Yingluck là thứ được ưa chuộng. Một số người mặc áo phông có in dòng chữ “Chúng tôi yêu thái tử”. 

Dòng chữ ấy phản ánh nỗi sợ hãi lớn nhất của các chính trị gia và người biểu tình đầu bên kia của thành phố: có thể hoàng gia sẽ không mãi mãi sẻ chia sự chán ghét ông Thaksin với họ.

Theo Thu Hương

thuyntt

CafeF/Trí Thức Trẻ/Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên