Miễn phí điều trị nếu mắc bệnh Ebola tại Việt Nam
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, theo Luật Bệnh truyền nhiễm, những bệnh truyền nhiễm nhóm A không phải trả phí.
- 14-08-2014Guinea tuyên bố tình trạng khẩn cấp, 1.069 người đã chết vì Ebola
- 13-08-2014WHO đánh giá nguy cơ lây nhiễm Ebola ở Việt Nam rất thấp
- 13-08-2014Thuốc chữa Ebola: WHO chính thức 'gật đầu' với ZMapp
Ông Phu cho biết thêm, kể cả khi bệnh nhân tử vong do bệnh truyền nhiễm nhóm A vẫn được thực hiện nghiêm ngặt và hỗ trợ mai táng.
Bệnh do vi rút Ebola là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thuộc nhóm A có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường, dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.
Dịch bệnh do virus Ebola lây lan nhanh do bản chất nguy hiểm của vi rút Ebola. Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm của Việt Nam bệnh được xếp vào nhóm A - tức là nhóm bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh và tỉ lệ tử vong cao.
Tại châu Phi, những thói quen và phong tục tập quán lạc hậu của người dân là nguyên nhân chính gây lây lan dịch bệnh và là rào cản lớn đối với việc khống chế dịch, ngoài ra hệ thống chăm sóc và các dịch vụ y tế yếu kém đã làm cho dịch bệnh lây lan nhanh trong thời gian qua giữa các quốc gia Tây Phi.
Bộ Y tế nhận định dịch bệnh do vi rút Ebola là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và có tỉ lệ tử vong cao (có thể lên tới 90%), hiện Tổ chức Y tế thế giới đã công bố là tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Dịch bệnh có thể lây lan ra các quốc gia khác thông qua khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động tại các quốc gia đang có dịch bệnh và trở về nước.
Cho đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Ebola, tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua các đối tượng là khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động nhập cảnh trở về từ khu vực châu Phi là hoàn toàn có thể.
Ông Phu cho biết tình hình lây bệnh của Ebola phức tạp hơn HIV. HIV phải tiêm chích thực sự, lây truyền qua dụng cụ y tế; qua đường tình dục và mẹ truyền sang con, song cũng không nguy hiểm như Ebola.
Về công tác chuẩn bị điều trị đối phó với dịch Ebola, ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết nếu phát hiện người bị nhiễm virus Ebola bệnh nhân sẽ được điều trị sớm ở các cơ sở khám chữa bệnh. Bộ Y tế đưa ra nhiều hướng dẫn cụ thể tới từng cơ sở y tế về dịch Ebola.
Đối với kinh nghiệm chống dịch truyền nhiễm, đặc biệt là dịch SARD năm 2003, PGS Khuê cho rằng các bệnh viện ở Việt Nam đều đảm bảo được công tác điều trị bệnh truyền nhiễm.
“Chúng ta đều biết HIV lây truyền qua phương thức này, ngoài ra viêm gan A, B, C, D cũng thế. Hàng ngày, các bác sĩ của chúng ta vẫn đang điều trị như này, quy trình chúng ta đang thực hiện rất sát sao. Đường lây với căn bệnh này cũng thế.
Nó chỉ khác ở các nước châu Phi, tốc độ, sức phá hoại của vi rút này nhanh hơn, bệnh lý nhanh hơn. Còn các bệnh truyền nhiễm đang lưu hành của Việt Nam đã có cách điều trị, đang điều trị, thực hành theo đúng quy định của tổ chức y tế thế giới. Kiểm soát nhiễm khuẩn cũng tương tự”- ông Khuê cho biết.
Hiện nay ở các cơ sở y tế đã được thực hành khá nhiều các bài, cách, kịch bản khi có các diễn biến dịch mới nổi xảy ra ở các mức độ khác nhau. Với các kinh nghiệm trong điều trị bệnh truyền nhiễm, khống chế dịch truyền nhiễm, WHO đánh giá cao sự chuẩn bị kế hoạch của Bộ Y tế.
>> Khẩn trương phòng chống virus ebola
Theo Kim Thảo