Năm 2013, số triệu phú thế giới tăng thêm gần 2 triệu người
Khi thị trường chứng khoán và nhà đất tăng mạnh cũng là lúc thế giới ghi nhận số lượng triệu phú năm 2013 tăng gần 2 triệu người so với năm trước đó, phá kỷ lục 13,7 triệu người!
- 20-06-2014[BizChart] Châu Á vượt Bắc Mỹ về tốc độ tăng triệu phú nhanh nhất thế giới
- 18-06-2014Từng phá sản, ngồi tù, rồi trở thành triệu phú nhờ Facebook
- 12-06-2014Cách duy nhất để trở thành triệu phú, tỷ phú và siêu tỷ phú
- 12-06-2014Số triệu phú Brazil dự báo tăng mạnh nhờ World Cup và Olympics
Theo báo cáo từ hãng tư vấn Capgemini và Ngân hàng Royal Bank of Canada, số lượng triệu phú tăng hàng năm đạt tỉ lệ 15%. Năm 2013, giá trị tài sản ròng của các triệu phú là 53 nghìn tỉ USD - tăng 14% so với năm trước đó và là mức tăng mạnh xếp thứ hai kể từ khi 2 công ty trên bắt đầu thu thập dữ liệu đánh giá tài sản vào năm 2000.
Nhật Bản có thêm 425.000 triệu phú - tăng 22% so với năm trước đó và là mức tăng từng năm ấn tượng nhất kể từ năm 2000. Nhật Bản cũng là quốc gia có tỉ lệ tăng mạnh nhất trong số 25 nước có dân số triệu phú nhiều nhất thế giới.
Động lực chính cho bước nhảy vọt của giới nhà giàu nước Nhật chính là thị trường cổ phiếu tăng mạnh. Nikkei 225 - chỉ số chứng khoán chính của nước này - tăng 57% trong năm 2013. Trong khi đó, chỉ số lớn nhất nước Mỹ là Standard and Poor's 500 chỉ tăng gần 30%.
Tổng cộng số lượng triệu phú của Nhật là 2,3 triệu người - xếp thứ hai sau Mỹ. Dân số triệu phú Mỹ tăng thêm 570.000 người, tương đương 175, lên 4 triệu người.
Xét trên toàn cầu, lần tăng mạnh nhất về số lượng triệu phú và tổng tài sản được ghi nhận vào năm 2009, khi các thị trường chứng khoán bắt đầu phục hồi từ mức thấp trong nhiều năm trước đó.
Phần lớn tài sản cổ phiếu trên thế giới đều tập trung vào tay người giàu. Chẳng hạn, 80% thị trường cổ phiếu Mỹ thuộc quyền kiểm soát của 10% hộ gia đình giàu nhất nước. Giá cổ phiếu tăng giúp đẩy giá trị tài sản và thu nhập của họ lên thông qua cổ tức.
Tốc độ gia tăng tài sản tích lũy của tầng lớp thượng lưu cũng đồng thời nới rộng khoảng cách giàu nghèo trong các quốc gia phát triển.
Tầng lớp trung lưu ở nhiều quốc gia vẫn đang phải vật lộn vì hàng triệu việc làm bị xóa sổ trong đợt khủng hoảng tài chính nay vẫn chưa phục hồi. Và lương - nguồn thu nhập chính của họ - hầu như không đuổi kịp lạm phát.
Ở Mỹ, số tiền bỏ túi của 1% dân số có thu nhập cao nhất tăng đến 31% trong giai đoạn 2009-2012 sau khi điều chỉnh lạm phát, theo dữ liệu từ nhà kinh tế Emmanuel Saez tại trường University of California, Berkeley. Với các thành phần dân số còn lại, thu nhập chỉ tăng trung bình 0,4%.
Báo cáo tài sản mới của hãng tư vấn Capgemini và Ngân hàng Royal Bank of Canada theo dõi giá trị tài sản của các cá nhân, được xác định bằng các khoản đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt và bất động sản chính. Báo cáo dựa trên kết quả khảo sát hơn 4.500 người tại 23 quốc gia trong năm 2014.
>> Năm 2014, thế giới bùng nổ triệu phú
Nhật Bản có thêm 425.000 triệu phú - tăng 22% so với năm trước đó và là mức tăng từng năm ấn tượng nhất kể từ năm 2000. Nhật Bản cũng là quốc gia có tỉ lệ tăng mạnh nhất trong số 25 nước có dân số triệu phú nhiều nhất thế giới.
Động lực chính cho bước nhảy vọt của giới nhà giàu nước Nhật chính là thị trường cổ phiếu tăng mạnh. Nikkei 225 - chỉ số chứng khoán chính của nước này - tăng 57% trong năm 2013. Trong khi đó, chỉ số lớn nhất nước Mỹ là Standard and Poor's 500 chỉ tăng gần 30%.
Tổng cộng số lượng triệu phú của Nhật là 2,3 triệu người - xếp thứ hai sau Mỹ. Dân số triệu phú Mỹ tăng thêm 570.000 người, tương đương 175, lên 4 triệu người.
Xét trên toàn cầu, lần tăng mạnh nhất về số lượng triệu phú và tổng tài sản được ghi nhận vào năm 2009, khi các thị trường chứng khoán bắt đầu phục hồi từ mức thấp trong nhiều năm trước đó.
Phần lớn tài sản cổ phiếu trên thế giới đều tập trung vào tay người giàu. Chẳng hạn, 80% thị trường cổ phiếu Mỹ thuộc quyền kiểm soát của 10% hộ gia đình giàu nhất nước. Giá cổ phiếu tăng giúp đẩy giá trị tài sản và thu nhập của họ lên thông qua cổ tức.
Tốc độ gia tăng tài sản tích lũy của tầng lớp thượng lưu cũng đồng thời nới rộng khoảng cách giàu nghèo trong các quốc gia phát triển.
Tầng lớp trung lưu ở nhiều quốc gia vẫn đang phải vật lộn vì hàng triệu việc làm bị xóa sổ trong đợt khủng hoảng tài chính nay vẫn chưa phục hồi. Và lương - nguồn thu nhập chính của họ - hầu như không đuổi kịp lạm phát.
Ở Mỹ, số tiền bỏ túi của 1% dân số có thu nhập cao nhất tăng đến 31% trong giai đoạn 2009-2012 sau khi điều chỉnh lạm phát, theo dữ liệu từ nhà kinh tế Emmanuel Saez tại trường University of California, Berkeley. Với các thành phần dân số còn lại, thu nhập chỉ tăng trung bình 0,4%.
Báo cáo tài sản mới của hãng tư vấn Capgemini và Ngân hàng Royal Bank of Canada theo dõi giá trị tài sản của các cá nhân, được xác định bằng các khoản đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt và bất động sản chính. Báo cáo dựa trên kết quả khảo sát hơn 4.500 người tại 23 quốc gia trong năm 2014.
>> Năm 2014, thế giới bùng nổ triệu phú