MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm ngân hàng lớn phải đem 30.000 tỷ đồng gửi vào ngân hàng bị "cậu Thủy" lừa

28-11-2013 - 08:40 AM |

Theo quy định của pháp luật.

Đó là yêu cầu của Thông tư số 23/2013/TT-NHNN vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành hôm 19/11/2013 vừa qua. Theo đó,hàng năm các NHTM nhà nước hoặc NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12 năm trước.

Năm ngân hàng mà Thông tư này nhắc đến chính là Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV và MHB.

Người viết đã thử tính toán 2% số dư nguồn vốn huy động bằng Việt Nam đồng của 5 Ngân hàng trên tại thời điểm cuối năm 2012. Con số thu được là hơn 26.500 tỷ đồng.

Dựa trên định nghĩa tại Thông tư 23, người viết đã tính toán "số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam" bằng cách cộng tổng: 

(i) Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước; 

(ii) Tiền gửi và cho vay của khách hàng và các tổ chức tín dụng khác;

(iii) Phát hành giấy tờ có giá. Các số liệu này được trích từ Báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng có liên quan, và chỉ lấy số huy động bằng VNĐ.

Riêng với Agribank và MHB, do BCTC không công bố chính thức, nên người viết tính gián tiếp bằng cách lấy bình quân tỷ lệ "số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam" trên tổng tài sản của ba ngân hàng Vietinbank, Vietcombank và BIDV (64,4%) rồi nhân với tổng tài sản của Agribank và MHB.

Người đọc nên lưu ý rằng số liệu thực tế có thể có khác biệt do "số dư nguồn vốn huy động bằng VNĐ" tại Thông tư 23 không tính số tiền gửi và trái phiếu của ngân hàng ngoại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy vậy, các số liệu này lại không được bóc tách trong BCTC của các ngân hàng.

Từ cách tính trên cho thấy, tổng số dư VNĐ mà các năm ngân hàng nhà nước phải duy trì tại NHCSXH là khoảng trên 26.500 tỷ đồng.

Trong đó, Agribank là ngân hàng phải duy trì số dư nhiều nhất với gần 8.000 tỷ đồng. Con số này với Vietcombank là gần 5.000 tỷ đồng, còn với Vietinbank BIDV là trên dưới 6.500 tỷ đồng. Do quy mô nhỏ, nên MHB chỉ phải 'nộp' gần 500 tỷ đồng.

Các tính toán trên đây không có nghĩa tới đầu năm 2014, năm ngân hàng nhà nước sẽ phải đem chừng ấy tiền nộp về NHCSXH. Thực tế, các ngân hàng trên vốn đã duy trì một số dư nhất định tại NHCSXH, và tới năm sau, chỉ cần nộp thêm (thậm chí rút ra) phần chênh lệch.

Với tốc độ tăng trưởng huy động vốn bằng VNĐ như năm nay, có lẽ tới năm 2014, các ngân hàng sẽ phải duy trì số dư khoảng trên 30.000 tỷ tại NHCSXH.

Trên website của mình, NHCSXH nói mình là "ngân hàng của người nghèo", hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Dư nợ của NHCSXH tính tới 30/9 năm nay là hơn 118.000 tỷ đồng.

Tuy vậy, theo phát biểu Thống đốc Nguyễn Văn Bình trước Quốc hội sáng ngày 20/11, dư nợ xấu và quá hạn đối với cho vay người nghèo "chưa đến 1%".

Gần đây, NHCSXH chịu nhiều tai tiếng sau vụ bị "nhà ngoại cảm" Nguyễn Thanh Thúy (tức "cậu Thủy") lừa trong vụ "tìm mộ liệt sỹ giả" với tổng số tiền hơn 7,2 tỷ đồng. 

>> Ngân hàng chính sách xã hội anh là ai?

>> Toàn cảnh vụ Cậu Thủy lừa Ngân hàng chính sách xã hội

Thùy Đỗ

thuydtt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên