Người Việt Nam hiện nay rất lười, thua cả thời bao cấp
Cũng vì thế mà công nghiệp sáng tạo của Việt Nam mới chỉ đóng góp được 3-5% tổng giá trị xuất khẩu.
- 14-09-2013Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Không thể sáng tạo khi tư duy bị trói
- 26-07-2013Ngỡ ngàng với những quảng cáo sáng tạo 'độc' tại thang máy
- 16-07-201312 chiêu lạ của các công ty công nghệ giúp nhân viên sáng tạo
- 21-06-2013Nữ doanh nhân trẻ tuổi kinh doanh sáng tạo giữa trời Tây
- 14-11-2012Đổi mới sáng tạo - Lối thoát cho doanh nghiệp Việt
Nội dung nổi bật:
- Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và xu hướng ngày càng chìm sâu, so với láng giềng trong bảng xếp hạng chỉ số sáng tạo năm 2012 của gần 200 nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
- Có diễn giả lo lắng Việt Nam sẽ thua cả Campuchia, Lào trong 10 năm tới. Nguyên nhân xuất phát từ cả cơ chế chính sách quản lý lỗi thời, không có chiến lược phát triển rõ ràng, nguồn nhân lực có kỹ năng nhưng thiếu niềm tin, muốn những thứ lao động kiếm tiền ngay, dễ dàng,..
Sáng ngày 28/10, Hội thảo quốc tế về công nghiệp sáng tạo (Creative Hanoi) được diễn ra tại khách sạn Fortuna, Hà Nội với chủ đề: “Kinh doanh trong công nghiệp sáng tạo”. Một trong những điều trăn trở được đặt ra liệu ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam đang đứng ở đâu?
Đầy tiềm năng nhưng…
Theo đánh giá của ông Chris Brown- giám đốc Hội đồng Anh Việt Nam, hiện dân số Việt Nam là 90
triệu người với cơ cấu dân số trẻ. Đây là đội ngũ đóng góp nhiều nhất vào năng lực sáng tạo của đất nước nhưng hiện nay ngành công nghiệp sáng tạo của Việt Nam mới chỉ đóng góp được 3-5% tổng giá trị xuất khẩu.
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: "Người Việt Nam hiện nay rất lười, chúng ta muốn những thứ lao động kiếm tiền ngay, dễ dàng" |
triệu người với cơ cấu dân số trẻ. Đây là đội ngũ đóng góp nhiều nhất vào năng lực sáng tạo của đất nước nhưng hiện nay ngành công nghiệp sáng tạo của Việt Nam mới chỉ đóng góp được 3-5% tổng giá trị xuất khẩu.
Cũng trong buổi hội thảo, giám đốc chiến lược tập đoàn FPT chia sẻ Việt Nam- Nguyễn Hữu Thái Hòa cho biết hiện Việt Nam sở hữu những lợi thế tốt nhất để sáng tạo như đội ngũ lao động có tay nghề cao, là nơi giao thoa của các nền văn hóa cũng như dòng lưu chuyển tiền tệ, kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên hiện chúng ta đang bị đóng khung trong chiếc áo gia công nô dịch.
Khái niệm công nghiệp sáng tạo mặc dù đã xuất hiện tại Việt Nam cách đây 4 năm nhưng hiện vẫn chưa phổ biến rộng rãi trong xã hội cũng như chưa có cơ quan quản lý hay chiến lược phát triển rõ ràng. Trong khi đó những nước láng giềng Việt Nam đã tập trung cho phát triển ngành công nghiệp này bằng việc lập dự án Thành phố sáng tạo Chiangmai của Thái Lan hay dự án thành phố sáng tạo Bandung, Jakarta, thành lập Bộ văn hóa và công nghiệp sáng tạo của Indonesia.
Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới
Theo bài viết trên tạp chí Tia sáng hồi cuối tháng 8 vừa qua, 1 sự thật đáng buồn là Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và xu hướng ngày càng chìm sâu, so với láng giềng trong bảng xếp hạng chỉ số sáng tạo năm 2012 của gần 200 nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Bảng xếp hạng này do tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization - WIPO) công bố đánh giá.
Theo báo cáo năm 2011 Việt Nam được xếp thứ 51 trong số 125 nước thì năm 2012 tụt sâu xuống hạng 76 trên 141 nước. Nếu nhìn quãng thời gian từ năm 2007 đến nay, bước nhảy vọt năm 2011 chỉ là ngẫu nhiên trong xu hướng suy giảm liên tục.
Mắc ở đâu? Làm sao để gỡ?
Theo chia sẻ rất tâm huyết cuả các diễn giả, có nhiều yếu tố đang là lực cản đối với sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo xuất phát từ cả về cơ chế và nguồn nhân lực.
Điều trăn trở lớn mà ông Bùi Xuân Hải- người sáng lập công ty Hải Đồ Cổ đề cập đến là tại sao Việt Nam từng là kỳ tích của thế kỷ 20 nhưng hiện giờ chúng ta chưa thể cất cánh lên được. Ông Hải còn nhấn mạnh: “Cứ thế này chúng ta sẽ thua Lào, Campuchia trong 10 năm tới”.
Ông Bùi Xuân Hải : "Hãy đột phá trong tư duy. Đừng phá mà không thấy đột " |
Điều bất cập mà ông Hải đặt ra tại hội thảo là trong khi doanh nghiệp không có vốn để sáng tạo, thậm chí ví von rằng “họ đói đến mức có thể ăn sống nuốt tươi gạo hay mỳ tôm” nhưng năm nào Bộ KHCN cũng trả lại tiền ngân sách cho chính phủ. Cơ chế quản lý theo đánh giá của ông Hải được xây dựng từ cách đây 30-40 năm đã lỗi thời và không còn phù hợp với nhịp phát triển hiện nay.
Nguồn nhân lực cũng là một trở ngại lớn đang trói buộc sự sáng tạo của Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, lao động Việt Nam hiện nay thua xa thập niên 90 và thời bao cấp. Người Việt Nam hiện nay rất lười, chúng ta muốn những thứ lao động kiềm tiền ngay, dễ dàng. Không những thế người trẻ Việt Nam hiện không có niềm tin vào khả năng của bản thân và đất nước.
Dưới góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa cũng lý giải thêm chúng ta đang vướng tư duy ở cấp thượng tầng. Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Mỹ, Singapore doanh nghiệp cũng không hài lòng với chính phủ.
Chính sách tốt sẽ giúp doanh nghiệp bay bổng hơn nhưng không ai cấm họ sáng tạo, cải tiến ngay chính trong nội bộ khi mà chi phí phí phạm của nhiều đơn vị còn lên đến 30% tổng chi phí. Vì vậy hãy tự cứu mình trước khi chờ người khác cứu.
Kim Thủy