Nhật Bản quan tâm đến các dự án điện tại Việt Nam
Ông Hiroshi Watanabe- Tổng Giám đốc Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)- cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đang rất quan tâm đến các dự án điện tại Việt Nam theo mô hình hợp tác công- tư (PPP).
- 06-07-2014Bình Định thu hút thêm dự án điện gió 109 triệu USD
- 27-06-201413 dự án điện gió tại Sóc Trăng kêu gọi đầu tư
- 01-04-2014Bộ Công thương: Dự án điện có bể bơi, sân tennis là cần thiết
Hiện có 3 dự án điện độc lập theo hình thức BOT đang được phía các công ty Nhật Bản thương thảo để ký hợp đồng BOT, bao gồm: Dự án điện đốt than BOT Nghi Sơn II tại tỉnh Thanh Hóa; Dự án điện đốt than BOT Vũng Áng II tại tỉnh Hà Tĩnh và Dự án điện đốt than BOT Vân Phong I tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là những dự án tốt và JBIC rất ủng hộ những dự án này.
Theo ông Hiroshi Wantanabe, việc Chính phủ Việt Nam đưa ra tổng sơ đồ điện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản hình dung được định hướng về sự phát triển ngành điện tại Việt Nam trong tương lai.
Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội trong những năm qua và dự báo những năm tới cũng đòi hỏi Việt Nam cần một lượng điện năng lớn để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt. Đó là những lý do các nhà đầu tư Nhật Bản nhìn thấy tiềm năng đối với các dự án điện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, phía Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại khi đầu tư theo hình thức PPP tại Việt Nam hiện nay. Bởi khuôn khổ pháp lý cho mô hình này tại Việt Nam chưa hoàn thiện, những vấn đề về chia sẻ rủi ro, bảo lãnh ngoại hối, chuyển đổi ngoại tệ, giải quyết tranh chấp, bảo lãnh doanh thu tối thiểu với nhà đầu tư chưa rõ ràng.
Để khắc phục những vấn đề này, các doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất: Liên quan đến khả năng vay vốn, không nên chuyển hết trách nhiệm cho khu vực tư nhân mà cần có sự chia sẻ của Nhà nước, Việt Nam cũng cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ để chuyển lãi về nước và phục vụ hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất.
Đặc biệt, để tránh rắc rối cho nhà đầu tư, Việt Nam cần có một cơ quan đầu mối về PPP theo cơ chế “một cửa”, nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư giải quyết nhanh các thủ tục liên quan đến dự án.
Trước những đề xuất của phía Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đào Quang Thu cho biết: Để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện Dự thảo Nghị định về đầu tư theo mô hình hợp tác công tư với nhiều điểm đột phá, tạo cơ chế thuận lợi cho nhà đầu tư.
Theo ông Lê Văn Tăng - Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Với mục tiêu lớn nhất là thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài tham gia vào PPP, dự thảo Nghị định đầu tư theo mô hình PPP đã đưa ra nhiều điểm đột phá, có lợi cho nhà đầu tư.
Điển hình như quy định những dự án không có khả năng thu hồi vốn thì không được tham gia PPP; Khuyến khích đề xuất và chuẩn bị dự án từ phía tư nhân; Đấu thầu cạnh tranh; Công khai hóa chính sách, khung giá để đảm bảo thời gian đàm phán; Quy định rõ ràng và cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước trong các dự án PPP, đảm bảo cam kết giữ ổn định môi trường đầu tư cho các dự án PPP.
Quy định rõ về giải quyết tranh chấp đối với nhà đầu tư. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến cơ quan đầu mối về PPP, giảm thiểu rủi ro về ngoại hối,… cũng được quy định rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm triển khai dự án.
>> Thị trường điện cạnh tranh: Sân chơi của các ‘ông lớn’
Theo ông Hiroshi Wantanabe, việc Chính phủ Việt Nam đưa ra tổng sơ đồ điện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản hình dung được định hướng về sự phát triển ngành điện tại Việt Nam trong tương lai.
Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội trong những năm qua và dự báo những năm tới cũng đòi hỏi Việt Nam cần một lượng điện năng lớn để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt. Đó là những lý do các nhà đầu tư Nhật Bản nhìn thấy tiềm năng đối với các dự án điện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, phía Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại khi đầu tư theo hình thức PPP tại Việt Nam hiện nay. Bởi khuôn khổ pháp lý cho mô hình này tại Việt Nam chưa hoàn thiện, những vấn đề về chia sẻ rủi ro, bảo lãnh ngoại hối, chuyển đổi ngoại tệ, giải quyết tranh chấp, bảo lãnh doanh thu tối thiểu với nhà đầu tư chưa rõ ràng.
Để khắc phục những vấn đề này, các doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất: Liên quan đến khả năng vay vốn, không nên chuyển hết trách nhiệm cho khu vực tư nhân mà cần có sự chia sẻ của Nhà nước, Việt Nam cũng cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ để chuyển lãi về nước và phục vụ hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất.
Đặc biệt, để tránh rắc rối cho nhà đầu tư, Việt Nam cần có một cơ quan đầu mối về PPP theo cơ chế “một cửa”, nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư giải quyết nhanh các thủ tục liên quan đến dự án.
Trước những đề xuất của phía Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đào Quang Thu cho biết: Để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện Dự thảo Nghị định về đầu tư theo mô hình hợp tác công tư với nhiều điểm đột phá, tạo cơ chế thuận lợi cho nhà đầu tư.
Theo ông Lê Văn Tăng - Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Với mục tiêu lớn nhất là thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài tham gia vào PPP, dự thảo Nghị định đầu tư theo mô hình PPP đã đưa ra nhiều điểm đột phá, có lợi cho nhà đầu tư.
Điển hình như quy định những dự án không có khả năng thu hồi vốn thì không được tham gia PPP; Khuyến khích đề xuất và chuẩn bị dự án từ phía tư nhân; Đấu thầu cạnh tranh; Công khai hóa chính sách, khung giá để đảm bảo thời gian đàm phán; Quy định rõ ràng và cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước trong các dự án PPP, đảm bảo cam kết giữ ổn định môi trường đầu tư cho các dự án PPP.
Quy định rõ về giải quyết tranh chấp đối với nhà đầu tư. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến cơ quan đầu mối về PPP, giảm thiểu rủi ro về ngoại hối,… cũng được quy định rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm triển khai dự án.
>> Thị trường điện cạnh tranh: Sân chơi của các ‘ông lớn’
Theo Nguyễn Hòa